Bạn biết gì về gạch thông gió chắn mưa?

access_time 3 năm ago
content_copy

Trong xây dựng nội thất, có những loại gạch được dùng để chống nóng, có loại gạch dùng để lát sàn, lại có dòng gạch dùng để xây tường bảo vệ và cũng có loại gạch giữ vai trò chính là chắn mưa, thông gió. Cái tên “gạch thông gió” cũng ra đời từ tính năng này của chúng. Vậy bạn biết gì về gạch thông gió nói chung và gạch thông gió chắn mưa nói riêng? Hãy lướt xuống bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!

1. Gạch thông gió chắn mưa là gì?

Gạch làm nhiệm vụ thông gió

Gạch thông gió  

Tên gọi đã phản ánh tất cả, gạch thông gió chắn mưa là loại gạch được sử dụng để chắn mưa, thông gió và lấy sáng cho không gian nhà ở. Thông thường, thiết kế của chúng gồm có một hoặc nhiều lỗ, có họa tiết/kết cấu đẹp mắt với vai trò trang trí. Với các chi tiết đặc biệt, dòng sản phẩm này vừa đủ lấy sáng, vừa có thể che chắn mưa phả vào nhà lại giúp nhà ở lưu thông gió, chính vì vậy mà được nhiều gia chủ đặc biệt yêu thích.

Về hình dạng, sản phẩm có hai kiểu thường gặp, đó là có hình bánh ú với phần lỗ thông nằm phía dưới, vừa đảm bảo độ kín đáo, vừa giúp gió dễ luồn qua mà cơ bản vẫn loại trừ được nguy cơ các hạt mưa bắn vào nhà. Kiểu thứ hai là có hai mảnh dáng so le, hướng vào trong hoặc ra ngoài với khe hở ở góc với tác dụng lấy sáng và tạo điều kiện cho gió dễ đi qua. Có thể thấy, các dạng gạch thông gió hiện nay đều có hình bánh ú hoặc biến thể của hình dạng này.

Gạch chắn mưa bánh ú

Gạch thông gió chắn mưa

2. Phân loại

Phân loại gạch thông gió

Gạch xi măng và gạch đất nung

Vì có mẫu mã, kiểu dáng tương đối đa dạng nên một trong những cách phân loại phổ biến và đơn giản, đó chính là dựa vào chất liệu làm nên gạch. Cụ thể, dòng sản phẩm này được phân làm hai loại cơ bản, đó là:

– Gạch xi măng: được làm bằng xi măng đúc nguyên khối, có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và giá thành tương đối rẻ. Gạch được làm bằng xi măng có ưu điểm là có thể sơn màu đa sắc, tạo sự nổi bật cao. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại phụ gia chống ẩm để làm tăng chất lượng của sản phẩm. Chưa hết, do được sản xuất trên quy mô lớn nên thành phẩm có tính đồng đều cao, ít sai sót và ít có sự chênh lệch giữa các đơn vị gạch, tạo sự đồng nhất cao trong công trình của bạn

– Gạch đất nung: đó là dòng gạch được làm bằng đất sét, sau đó được nung trên nền nhiệt cao để gia tăng độ cứng, độ bền và để thành phẩm chuyển từ màu nâu sáng sang đỏ tươi đẹp mắt. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là có giá thành hạ, có khả năng hấp thụ nhiệt và giúp nhà ở mát hơn, thoáng hơn so với gạch thông gió bằng xi măng. Tuy nhiên độ bền của gạch đất nung không thực sự cao, khả năng chịu ẩm kém nên trên thị trường hiện nay, gạch đất nung dần bị thu hẹp thị phần và nhường phần lớn thị phần cho dòng gạch xi măng chất lượng cao.

>>> Xem ngay: Tổng Hợp Các Mẫu Gạch Bông Gió – Đẹp Cao Cấp Mới Hiện Nay

3. Ưu điểm và hạn chế của gạch thông gió

Ưu nhược điểm gạch thông gió

Gạch thông gió chắn mưa sở hữu nhiều điểm cộng ưu việt

3.1. Ưu điểm

Khi nói về gạch thông gió chắn mưa, chúng ta có thể nhận thấy một số ưu điểm nổi trội sau đây:

– Giúp chắn mưa hiệu quả, giảm từ 60-90% lượng mưa phả vào nhà

– Đảm bảo nhà ở luôn thông thoáng, sạch sẽ nhờ khả năng lưu thông và trao đổi khí tốt, giảm cảm giác bí bách, thu hẹp không gian – điều thường thấy ở tường xi măng hay tường gạch dày

– Cho phép ánh sáng xuyên qua, giúp tận dụng nguồn sáng tự nhiên, tiết kiệm chi phí cho gia chủ và tạo điều kiện cho việc nuôi dưỡng các cây xanh, tiểu cảnh trong nhà

– Đem lại vẻ đẹp hình thức độc đáo cho công trình của gia đình bạn, là một điểm nhấn ấn tượng giữa những bức tường gạch đơn điệu

– Giảm thiểu chi phí bởi thực tế so với các loại gạch xây, tường xây bản lớn và dày, sử dụng gạch thông gió chắn mưa sẽ có giá thành phải chăng hơn

Gạch đất nung thông gió

Một công trình sử dụng gạch thông gió đất nung

>>> Xem thêm: Gạch bông gió Hà Nội – Điểm nhấn mới trong các công trình hiện đại

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm lớn, sản phẩm này vẫn còn một số nhược điểm mà bạn cần cân nhắc trước khi chọn mua chúng:

– Mỗi viên gạch có kích thước và khối lượng tương đối lớn (trên dưới 3kg) nên việc vận chuyển hay thi công lắp đặt gặp chút khó khăn, sản phẩm rất dễ bị sứt mẻ khi vận chuyển đi xa. Có kết cấu lỗ thông nên dễ nứt vỡ, lúc di dời cần bốc dỡ cẩn thận hơn những dòng gạch khác

– Đối với gạch xi măng, bề mặt của chúng thường có độ nhám cao nên việc lau hay làm sạch thường tốn nhiều công sức hơn. Với gạch đất nung, khả năng chịu ẩm kém nên vệ sinh bằng nước cần được hạn chế

– Trong trường hợp mưa phả lớn, vị trí lắp đặt sản phẩm có thể bị nước vào nhà, gây tốn công trong việc lau chùi, vệ sinh

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh nội dung: Bạn biết gì về gạch thông gió chắn mưa? Mong rằng với cẩm nang chi tiết và hữu ích này, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm khi lựa chọn dòng gạch thông gió. Sau cùng, chúc bạn tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trọng!

Bài viết liên quan

Gạch ốp lát Terrazzo nhập khẩu có ưu điểm gì nổi bật
Top 5 loại gạch lát nền đẹp 2024
Gạch bông xi-măng lát nền – Xu hướng mới cho những công trình kiến trúc hiện đại
Có những thương hiệu gạch kính lấy sáng nào đang được ưa chuộng
0