Kinh nghiệm chọn gạch xây nhà phù hợp

access_time 8 năm ago
content_copy

Trong quá trình xây nhà phức tạp và đòi hỏi chủ đầu phải rất cần trọng, lo lắng chuẩn bị từ thiết kế cho đến thi công Trong khi đó, việc lựa chọn vật liệu xây dựng, đặc biệt là việc lựa chọn gạch xây nhà cũng rất quan trọng và cần thiết vô cùng. Bởi viên gạch đầu tiên đặt xuống cũng chính là đặt nền móng vững chắc và an toàn và suôn sẻ cho ngôi nhà.

Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn một số cách lựa chọn gạch xây nhà, cũng như những ưu, nhược điểm của một số loại gạch hiện đang phổ biến trên thị trường xây dựng trong năm 2017- 2018 , đây sẽ trở thành những kinh nghiệm xây nhà vô cùng quý báu cho ban và gia đình tham khảo khi chuẩn bị xây dựng.

Một số lựa chọn gạch xây nhà phổ biến bao gồm

1. Gạch đất sét nung

Gạch đất sét nung là một trong những loại gạch xây nhà rất phổ biến mà ông cha ta hay dùng từ xưa đến nay. Gạch đất sét nung với đặc điểm là có màu đỏ, hoặc đỏ sẫm, làm từ đất sét. Gạch đất sét nung cũng có nhiều loại để gia chủ chọn lựa bao gồm:

* Gạch đặc:

Kích thước viên gạch 220x105x55, đặc, màu đỏ hồng, hoặc đỏ sẫm. Dùng để xây tường chịu lực, chống thấm, vì vậy thường xây tại các vị trí: móng gạch, tường móng, đố cửa, bể nước, bể phốt, tường chịu lực, tường vệ sinh, tường bao, viên quay ngang của tường bao, đố cửa,… Gạch đặc thường có 3 loại, chất lượng giảm dần: A1, A2, và B.

Ưu điểm: chắc chắn, chống thấm tốt.

Nhược điểm: nặng, chi phí đắt hơn so với gạch rỗng

 

kinh-nghiem-chon-gach-xay-nha-phu-hop

Gạch đỏ đặc

* Gạch thông tâm:

(Còn gọi là gạch 2 lỗ), Kích thước viên gạch 220x105x55, có 2 lỗ, màu đỏ hồng, hoặc đỏ sẫm. Thường xây tại những vị trí không chịu lực, hoặc không có yêu cầu chống thấm. Nếu là nhà cấp 4 thì có thể chọn gach thông tâm cho khu vực tường ngăn phòng. Tường bao ngoài có thể kết hợp gạch rỗng và gạch đặc.

Ưu điểm: trọng lượng nhẹ, chi phí rẻ hơn so với gạch đặc.

Nhược điểm: không dùng để chịu lực được, chống thấm kém, nếu dùng làm tường bao hoặc tường vệ sinh, bề mặt tường sẽ bị mốc. Chính vì thế, ở những vị trí xây này thì không nên sử dụng gạch thông tâm, thay vào đó, chủ đầu tư nên chọn gạch đặc xây dựng để tránh những nhược điểm của loại gạch này đem lại.

 

kinh-nghiem-chon-gach-xay-nha-phu-hop-1

Gạch đỏ thông tâm

* Gạch rỗng 6 lỗ

Đặc điểm của loại gạch này: kích thước viên gạch phổ biến 220x105x150, có 6 lỗ, màu đỏ hồng, hoặc đỏ sẫm. Thường được xây tại những vị trí không chịu lực, hoặc không có yêu cầu chống thấm, hoặc làm lớp chống nóng cho mái. Tường bao ngoài có thể kết hợp gạch rỗng và gạch đặc. Tên gọi khác còn gọi là gạch tuynel. Loại gạch này có thể xây được tường dày 150 (kể cả lớp trát sẽ dày 150).

Ưu điểm: nhẹ, rẻ hơn gạch đặc.

Nhược điểm: không dùng để chịu lực, treo đồ kém vì khoan vít hoặc đóng đinh, gạch sẽ vỡ.

 

kinh-nghiem-chon-gach-xay-nha-phu-hop-2

Gạch đỏ 6 lỗ

2. Gạch không nung

Về lí thuyết: Gạch không nung là các loại gạch xây, gạch lát vỉa hè, … được tạo hình và đóng rắn đạt các chỉ số cơ lý, độ hút nước, độ thấm nước,… mà không qua nung đốt bằng than, điện hay các nguồn năng lượng khác.

Hiểu đơn giản, đây là loại gạch không qua lò nung. Gạch này được chính phủ và các tổ chức môi trường khuyên dùng. Có rất nhiều loại gạch không nung bao gồm:

– Gạch xỉ: được làm từ xỉ, đóng thành viên. Thường thấy trong thời gian trước.
– Gạch nhẹ chưng áp: được làm từ bê tông nhẹ, có lỗ rỗng bên trong để có trọng lượng nhẹ, và giảm lượng vật liệu, sản xuất bằng công nghệ chưng áp. Trọng lượng riêng từ 800 kg/m3 đến 1200 kg/m3.

• Ưu điểm: rất nhẹ, xây nhanh, bảo vệ môi trường;

• Nhược điểm: chưa xử lý triệt để khi cần chống thấm, và việc treo đồ lên tường, hơn nữa chất lượng gạch của các Công ty quá khác nhau, khó cho người dùng chọn lựa.

Lời khuyên:  nhà ở gia đình chưa/không nên dùng gạch này, chờ cải tiến công nghệ. Các công trình đặc thù có thể dùng gạch này: cần nhẹ, quán ăn, …

– Gạch bê tông:

  • Nhược điểm: nặng, lớp trát dày.
  • Ưu điểm: rẻ.

 

kinh-nghiem-chon-gach-xay-nha-phu-hop-3

Gạch bê tông

Lời khuyên: dùng gạch này xây hàng rào cho những công trình, mà yêu cầu tính thẩm mỹ không cao, rất hợp lý.

Chú ý: Nếu bạn đang xây nhà ở gia đình, hãy dùng gạch đặc kết hợp với gạch rỗng 2 lỗ. Một số vị trí đặc biệt, có thẻ dùng gạch Tuynel. Nếu dùng cả 2 loại gạch, cần lưu ý mối nối giữa 2 loại tường.

Với các công trình khác, hãy phân tích kinh tế – kỹ thuật để lựa chọn loại gạch phù hợp.

Như vậy, với một vài gợi ý nêu trên, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ có những lựa chọn hợp lý cho gia đình mình để chọn được những loại gạch ưng ý nhất cho ngôi nhà của mình. Chúc các bạn có được sự lựa chọn đúng đắn.

Bài viết liên quan

Ưu điểm và hạn chế của gạch đất nung
Gạch xi măng cốt liệu – lựa chọn bền vững cho mọi công trình
Hướng dẫn thi công gạch thông gió chắn mưa chi tiết
Những mẫu gạch mosaic đẹp cho phòng tắm
0