Những nguyên nhân dẫn đến sập nhà
Sập nhà trong hoặc sau khi xây dựng là chuyện không hề hiếm. Sập nhà gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về tiền bạc cũng như tính mạng của con người. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến các vụ sập nhà. Các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để rút kinh nghiệm.
1. Xây dựng không có bản vẽ thiết kế
Trên thực tế, một số chủ nhà sẽ gây nguy hiểm khi tự ý xây dựng theo sở thích mà không hề có sự trợ giúp của kiến trúc sư, kỹ sư giám sát, đặc biệt là những căn nhà từ 2 tầng trở lên. Đội thợ có thể có nhiều kinh nghiệm trong thi công nhưng những biến đổi về địa chất, khí hậu cũng như sự linh hoạt trong những không gian kiến trúc cần phải có sự can thiệp của người có chuyên môn cao.
2. Thi công không đúng bản vẽ hoặc sai thiết kế
Nhà sập cũng có thể do tính toán kết cấu không chính xác, chỉ định vật liệu sai. Kiến trúc sư cần phải đưa ra những phải pháp hợp lý với khu vực hay có gió bão, khí hậu vùng ven biển, phòng có độ ẩm lớn, không gian đi lại, sử dụng nhiều…
Nếu bản vẽ chuẩn nhưng thiếu sự giám sát cũng dẫn đến hậu quả như: thép chịu lực, thép cấu tạo không đúng kích thước, số lượng… làm yếu đi kết cấu công trình.
3. Biện pháp xây dựng không đúng
Quá trình xây nhà không an toàn vừa khiến nhà hư hỏng vừa gây hại cho công nhân. Trước đó, từng có công trình bị sập vì chân chống của những giàn giáo được đặt trên nền cát. Khi tiến hành đổ bê tông xong, một cơn mưa lớn tới làm cát trôi đi, giàn giáo cốp pha sẽ bị hỏng chân, toàn bộ sàn vừa mới xây đã sập xuống.
4. Thay đổi vật tư và rút ruột
Vấn đề rút ruột vật tư dễ xảy ra khi có sự thông đồng hoặc không giám sát chặt chẽ giữa kỹ sư thi công và trông công trình. Họ có thể giảm bớt số mác bê tông hoặc thép không đúng quy định.
Trong quá trình thiết kế, có một số chủ nhà đề nghị dùng vật liệu hoàn thành tương đối nhẹ như vách ngăn di động, lát sàn gỗ… Tuy nhiên, khi thi công nhà, chủ đầu tư thay đổi sang xây tường dày, lát đá granite để chống nóng cách âm… mà quên mất việc kiểm tra tải trọng thiết kế ban đầu có đảm bảo hay không.
Việc thêm hồ bơi trên sân thượng hoặc đặt bồn nước trên cao sai vị trí thiết kế… nếu như quên thẩm định lại bản vẽ kết cấu thì có thể gây nứt, sập.
Khi thay đổi công năng sử dụng, chủ nhà nên tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn để xem việc sửa chữa này có phù hợp với kết cấu hiện tại hay không. Chủ nhà cần phải thận trọng khi từ một căn nhà chỉ có 4 người chuyển sang cho thuê làm văn phòng đông người làm việc hơn và thêm thiết bị máy móc nặng…
Theo: diễn đàn xây dựng
Bài viết liên quan
Một số lưu ý về kích thước khi xây nhà vệ sinh tại gầm cầu thang
Không phải chỉ vì nguyên nhân cần tối ưu hóa diện tích sử dụng mới xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đâu. Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang còn mang ý nghĩa về phong thủy và thẩm mỹ. Để đảm bảo nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang được sử dụng
Hướng dẫn cách chống thấm trần nhà mùa mưa nồm
Khi sân thượng bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm, rò rỉ nước vào nhà. Sau đó, trần nhà sẽ xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng hoặc một số nơi đọng nước nhỏ giọt làm hỏng trần nhà gây mất thẩm mĩ và vệ
Siêu mẫu Thanh Hằng “làm thợ xây”
Với tính cách mạnh mẽ, chịu khó, nữ siêu mẫu Thanh Hằng thử sức với công việc của người thợ hồ, vượt quá khả năng của một chân dài chuyên tạo dáng trên sàn catwalk. Thanh Hằng phải dậy từ sáng sớm đến công trình xây dựng, chuẩn bị một ngày trải nghiệm thú vị.
Cách chống nóng cho nhà mái bằng hiệu quả thách thức mọi nhiệt độ của thời tiết
Bề mặt công trình có thời gian chịu bức xạ của ánh nắng mặt trời lâu và nhiều nhất chính là sân thượng hoặc mái nhà. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp kiến trúc, kĩ thuật chống nóng sân thượng sẽ góp phần làm mát cho các công trình xây dựng. Sau đây