Phong tục tết cổ truyền Việt Nam

access_time 4 năm ago
content_copy

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Có ý nghĩa thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, là dịp để các gia đình đoàn tụ quây quần bên nhau. Trong dịp tết này có rất nhiều phong tục tết cổ truyền Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng.

1. Thăm mộ tổ tiên

khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Tục thăm mộ tổ tiên như một nét văn hóa nhắc nhớ con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên mỗi độ xuân về.

Khi con cái tề tựu đông đủ trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm mộ tổ tiên và quét dọn khu mộ. Mọi người sẽ cùng nhau dâng hương hoa quả để cúng và mời vong linh của ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Thời điểm diễn ra vào dịp cuối năm từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp (tháng 12 âm lịch).

2. Phong tục tết cổ truyền Việt Nam cúng ông Táo

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam-6

Người Việt Nam quan niệm ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo quân (vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp) lên chầu trời. Ngày này, các gia đình người Việt sẽ kính cẩn dâng lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, với hy vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “ bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Để đảm bảo việc ông Táo lên chầu được đúng giờ các gia đình thường dọn dẹp bếp núc, nhà cửa sạch sẽ và thả cá chép xuống sông để Táo quân cưỡi lên thiên đình.

Xem thêm: LỄ CÚNG ÔNG TÁO GỒM NHỮNG GÌ, NHỮNG LƯU Ý KHI CÚNG 

3. Phiên chợ ngày tết

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam-1

Chợ tết bày bán nhiều của ngon vật lạ, sản phẩm, hàng hóa đặc trưng tết. Phiên chợ tết ngập tràn sắc hoa đủ màu sắc nhưng hoa không thể thiếu trong mỗi gia đình chính là hoa mai, hoa đào hoặc quất cảnh.

Không khí chợ tết lúc nào cũng đông vui, sôi nổi không chỉ là nơi mua sắm chuẩn bị cho những ngày tết mà là nơi giao lưu gặp gỡ của người thân bạn bè để cùng nhau thưởng thức niềm vui với bao cảm xúc chộn rộn mỗi dịp tết đến.

4. Trang trí, dọn dẹp nhà cửa

Dịp cuối năm chính là lúc mọi gia đình dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, đường thôn ngõ xóm quang đãng, sạch sẽ.

Tết đến xuân về hoa mai, hoa đào, quất cảnh đều được được đặt ở một vị trí trang trọng có treo những đèn màu nhấp nháy. Câu đối đỏ được viết bằng chữ nho trên giấy đỏ sẽ được treo lên để cầu chúc một năm mới tốt lành may mắn.

Vào thời điểm này mâm ngũ quả sẽ được bày biện lên bàn thờ với mong muốn một năm nhiều niềm vui, vạn sự như ý.

>>> Tham khảo thêm: https://kinhnghiemlamnha.net/meo-don-nha-don-tet-vua-sach-vua-nhanh/

5. Gói bánh chưng

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam-3

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam vào những ngày cuối năm, những người con xa quê ai ai cũng mong hoàn thành sớm công việc của mình để được về đoàn tụ với gia đình. Bởi ai cũng muốn được cùng với gia đình quây quần gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên, ông bà.

Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Mọi người quây quần cùng nhau gói bánh và luộc bánh. Trong tiết trời lạnh mùa đông từng thành viên đều ngồi bên cạnh bếp lửa chờ đợi bánh chín để thắp hương tổ tiển, cũng như chia sẻ, trò chuyện công việc, gia đình, học tập trong một năm qua tạo không gian gần gũi, thân mật. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu năm…

6. Mâm ngũ quả

Tết đến xuân về trên bàn thờ mọi gia đình đều được bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt cúng gia tiên. Ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Nó mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ và luôn là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam-7

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.

7. Lễ rước vong linh ông bà

Vào chiều ngày 30 tháng chạp sẽ là lúc các gia đình chuẩn bị mâm cỗ gồm thức ăn và trái cây bày lên bàn thờ tổ tiên. Hương được thắp lên mọi người sẽ chắp tay cung kính vái lạy xin ông bà tổ tiên phù hộ cho một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

8. Cúng giao thừa

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam-8

Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả… ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.

9. Tục xông nhà (tên gọi khác là xông đất)

Người Việt có tục xông nhà đầu năm rất thú vị và đây là tập tục được kế thừa và phát huy mạnh mẽ từ già, trẻ, trai gái đều yêu thích tập tục này. Quan niệm lựa chọn người hợp tuổi để xông nhà đầu năm thì cả năm đó sẽ làm ăn phát đạt, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, nhiều điều tốt lành. Bởi vậy mọi người luôn chú trọng đến người xông nhà. Nhiều địa phương còn kiêng không cho phụ nữ đến xông nhà đầu tiên bởi quan niệm không mang đến may mắn cho gia chủ.

>>> Xem thêm: Xem tuổi xông nhà đầu năm Canh Tý của 12 con giáp

10. Hái lộc đầu xuân

Sau giây phút chuyển giao tiễn năm cũ và đón năm mới mọi người sẽ cùng nhau đi đến các đền chùa, đình để thắp hương và hái lộc đầu xuân. Khi về mọi người sẽ hái một cành cây non biểu tượng cho rước lộc vào nhà.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thức của nhiều người về tục hái lộc đầu xuân đã sai lệch, mang khía cạnh tiêu cực, lạm dụng và biến tập tục này trở thành hủ tục. Chúng ta không còn lạ lẫm gì với những hình ảnh nhiều người đi hái lộc bằng cách cố sức trèo lên cây bẻ cả cành to, chọn lộc to, lộc đẹp, thậm chí mang cả công cụ trợ giúp để “chặt lộc”, “cưa lộc”. Sau mỗi đêm giao thừa, thực sự đau xót khi phải chứng kiến cảnh cây cối tan hoang vì bị bẻ gãy, nhiều cây xanh bị phá hoại, bị bức tử thảm thiết.

11. Phong tục xuất hành

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Ngày nay phong tục này không còn được nhiều người làm theo.

12. Phong tục tết cổ truyền Việt Nam chúc tết

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam-5

Phong tục chúc Tết của người Việt được gói gọn trong câu thành ngữ: Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy. Đó là nếp sống đã trở thành phong tục ngày Tết, được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ cùng tinh thần uống nước, nhớ nguồn bao đời của người Việt. Được coi là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam khi các anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng đến nhà nhau chúc tết, khiến cho tình anh em càng thêm thân thiết, hòa thuận.

13. Phong tục lì xì mừng tuổi đầu năm

Sáng mồng Một Tết, con cháu chúc tết cha mẹ, ông bà. Con cháu được ông bà, cha mẹ chúc điều tốt lành, may mắn và mừng tuổi, món tiền đựng trong một phong bì đỏ. Tiền mừng tuổi như là phát vốn, mở hàng thường là những tờ giấy bạc còn mới, cho tiền lẻ vào phong bao với ngụ ý số lẻ còn tiếp tục sinh sôi, nảy nở thêm, giá trị không lớn, mang tính biểu trưng.

14. Qùa tết, lễ tết

Mỗi dịp tết đến các gia đình thường chuẩn bị các giỏ quà để đi chúc tết nhằm thể hiện sự biết ơn, lòng tôn kính và mối thân tình. Tuy nhiên, không nên quá làm dụng quà tết sẽ mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có của nó. Tình cảm phải xuất phát từ tầm lòng, những ngày tết chỉ cần câu chúc, quây quần bên mâm cơm, ly rượu thơm nồng, cái ôm thân thiết,… Tất cả những điều đó thể hiện rất rõ nét vẻ đẹp văn hóa của phong tục trong ngày tết truyền thống Việt Nam.

15. Đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam, đầu năm mọi người thường đi chùa với mong muốn cầu cho một năm mới may mắn, hạnh phúc, đồng thời đó còn là việc làm để tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với Đức Phật, tổ tiên.

16. Khai nghề

Vào dịp năm mới, người có chức tước khai ấn, học trò sẽ khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở cửa hàng lấy ngày. Sau ngày mồng một tất cả mọi người dân đều chọn ngày để khai nghề. Nếu mồng một là này tốt thì chiều mồng một sẽ bai đầu khai nghề, riêng khai bút sau khi giao thừa xong sẽ chọn giờ hoàng đạo để bắt đầu.

17. Xin chữ đầu năm

Phong tục tết cổ truyền Việt Nam

Cứ vào dịp xuân đầu xuân năm mới mọi người lại rủ nhau đi xin chữ đầu xuân về treo trong nhà với mong muốn cầu cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình, người thân của mình. Từng nét chữ hiện ra, may mắn càng đong đầy hơn, cả người cho chữ và người xin chữ đều nhận được lộc đầu năm, mỗi người xin một chữ khác nhau với những mong muốn khác nhau nhưng tất cả đều mong một năm mới vạn điều mới, mọi sự tốt lành, gia đình con cái hòa thuận, êm ấm, đạt được những thành công trong cuộc sống.

18. Tục kiêng cử và không đổ rác trong ngày tết

Năm mới đem đến cho mỗi người một cảm xúc đặc biệt chộn rộn, chờ mong một sự khởi đầu tốt đẹp vào năm mới. Trong những ngày đầu năm mới người thường thận trọng trong lời ăn tiếng nói và hành động vì tin rằng có thể đem lại hên xui cho cả năm.

Tuy nhiên mấy ngày này người dân Việt thường kiêng kỵ đổ rác ngày tết. Sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà, nên ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi. Ở Nam Bộ, sau khi quét dọn người ta thường cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải.

19. Phong tục đi chợ mua muối đầu năm

phong-tuc-tet-co-truyen-viet-nam-10

Nhiều gia đình đi chợ đầu năm cũng phải tìm mua lấy may cho cả năm và không ai kỳ kèo mặc cả bao giờ. Đặc biệt, với những vùng có thói quen đong bằng bát sát miệng (bằng miệng) như gạo, thóc, kê, đậu, vừng thì muối bao giờ cũng đong có ngọn, chứ không gạt miệng sợ về sẽ mất lộc, mất mặn mà.

Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Mua muối đầu năm để giữ cho quanh năm tình người cũng mặn mà, gia đình hòa khí, sự hòa thuận, gắn bó keo sơn giữa vợ chồng, con cái. Hơn thế nữa còn là sự mặn mà, tình thân thiết quanh năm trong các quan hệ ứng xử, quan hệ làm ăn. Bên cạnh đó, người Việt vốn cần cù, chịu khó và rất tiết kiệm. Ý nghĩa của việc “mua muối đầu năm” là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè, ăn nhịn”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà.

Còn trong ngày cuối năm, người ta mua vôi để quét lại nhà, cổng với hy vọng tránh được những điều xui rủi hay ngụ ý làm nhà làm cửa.  Ở nông thôn, nhiều gia đình có quan niệm rằng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ.

Qua những thông tin chia sẻ về Phong tục tết cổ truyền Việt Nam, văn hóa của người Việt, nó cũng chính là truyền thống tốt đẹp mà mọi người cần trân trọng và làm theo.

kinhnghiemlamnha tổng hợp.

Bài viết liên quan

Chọn màu sắc thiết kế nội thất chung cư cho gia chủ mệnh Mộc
Cách tính tuổi làm nhà năm 2023
Các vị trí đặt tủ sắt quần áo hợp phong thủy
Xem tuổi xông nhà đầu năm Canh Tý của 12 con giáp
0