10 sai lầm cần tránh khi thiết kế nhà bếp

access_time 8 năm ago
content_copy

Khi thiết kế nhà bếp, các bạn cần lưu ý một vài sai lầm hay mắc phải như đặt bếp cạnh bồn rửa, khoảng cách giữa bồn rửa – bếp – tủ lạnh không hợp lý…Những sai lầm này có thể gây bất tiện trong quá trình nấu nướng, thậm chí gây mất an toàn cho người làm bếp.

1: Đặt bếp cạnh bồn rửa

10-sai-lam-can-tranh-khi-thiet-ke-nha-bep-1

Đặt bếp nấu cạnh bồn rửa là sai lầm thiết kế phòng bếp gây mất an toàn khi nấu nướng. Nước – là hai yếu tố kỵ nhau. Việc bố trí này khiến mọi thao tác trở nên khó khăn. Hơn nữa, khi vừa rửa thực thẩm, vừa nấu ăn, nước có thể bắn vào bếp, gây nguy hiểm.

Nên để khoảng cách giữa bếp và bồn rửa ít nhất phải được 60cm. Nếu không gian chật hẹp hãy đặt thêm một chiếc bàn hoặc ngăn cách bếp nấu với bồn rửa bằng một khoảng bàn để chuẩn bị thực phẩm ở giữa.

2: Bố trí khu bếp ngoài ban công

10-sai-lam-can-tranh-khi-thiet-ke-nha-bep-2Nhiều nhà muốn đặt khu bếp nấu nướng ngoài ban công để tiết kiệm diện tích và ngăn mùi nấu nướng trong nhà. Tuy nhiên, không nên để khu nấu nướng ngoài ban công vừa gây mất an toàn vào những ngày mưa gió, vừa khiến hàng xóm khó chịu khi mùi thức ăn lan tỏa khắp nơi.

3: Chọn không đúng vật liệu

Vì cho rằng không cần thiết mà nhiều gia đình không chú ý chọn vật liệu lát mặt bếp, tường bếp có thể dễ dàng lau chùi khi bị dính mỡ, dầu ăn…dẫn đến việc vệ sinh bếp khó khăn. Tốt nhất nên chọn loại gạch có mặt trơn bóng, thuận tiện cho việc vệ sinh.

4: Thiết kế thiết ánh sáng cho nhà bếp

Cho rằng phòng bếp không diễn ra nhiều hoạt động như phòng khách nên không cần nhiều ánh sáng. Điều này hoàn toàn sai lầm. Dùng dao hay các vật sắc nhọn trong quá trình sơ chế dưới ánh sáng yếu rất dễ xảy ra tai nạn.

5: Không lắp đủ các thiết bị thông gió, hút mùi

Chỉ lắp hút mùi, không lắp hệ thống thông gió hoặc ngược lại là sai lầm khiến mùi thức ăn bay khắp nhà và lâu mất đi. Hệ thống thông gió, hút mùi vừa có tác dụng khử mùi, vừa giúp điều hòa không khí phòng bếp.

6: Đặt các thiết bị không đúng cách

26
Kho2ảng cách giữa bếp – bồn rửa- tủ lạnh không hợp lý sẽ gây nhiều bất tiện cho việc nấu ăn. Khi thiết kế nhà bếp, hãy tạo không gian ở giữa khối tam giác này sao cho việc di chuyển giữa chúng không có nhiều cản trở. 

7: Đặt bếp nấu cạnh tủ lạnh

10-sai-lam-can-tranh-khi-thiet-ke-nha-bep-3Nếu bạn muốn phá đồ một cách nhanh nhất, hãy  bố trí bếp cạnh tủ lạnh. Các thành viên trong gia đình cũng sẽ phải cẩn thận khi mở tủ lạnh để lấy một chai nước, hoa quả…khi ngay bên cạnh là bếp nấu.

8: Đặt bếp cạnh cửa sổ

10-sai-lam-can-tranh-khi-thiet-ke-nha-bep-4Khi đặt chỗ nấu nướng cạnh cửa sổ, bạn đã lãng phí nguồn thông gió, ánh sáng tự nhiên. Khi bạn nấu đồ ăn và mở cửa, luồng gió thổi vào sẽ khiến khói, mùi thức ăn bay thẳng vào mặt bạn và không thoát ra ngoài được. Bạn hãy dành khu vực cửa sổ để bố trí các khu chức năng khác giúp phòng bếp luôn sáng và thoáng đãng.

9: Cửa bếp đối diện cửa WC

10-sai-lam-can-tranh-khi-thiet-ke-nha-bep-4Phòng bếp và nhà vệ sinh là hai khu vực gây mùi nhất trong nhà. Nếu để cửa hai phòng đối diện nhau, bạn sẽ không thoải mái dù đang ở phòng nào. Ngoài ra, một số gia đình thường bố trí luôn bàn ăn trong bếp, bữa ăn sẽ trở nên kém ngon miệng khi pha tạp các mùi khó chịu.

10:  Khu bếp chưa nhiều đồ lộn xộn

10-sai-lam-can-tranh-khi-thiet-ke-nha-bep-5Đây là khu vực dễ bừa bộn nhất trong nhà khi có quá nhiều đồ dùng lặt vặt. Nếu bạn không có quy hoạch cẩn thận từ đầu, việc dọn dẹp hàng ngày sẽ trở thành ác mộng. Không chỉ thế, bạn sẽ tốn nhiều thời gian để tìm ra thực phẩm, dụng cụ nấu bếp (xoong, chảo, dao, kéo). Những phế phẩm không được thu dọn sẽ tích tụ chất bẩn gây hại cho sức khoẻ của bạn.

Tổng hợp

folder_openTags

Bài viết liên quan

Giá gạch bông lát nền 20×20 cm bao nhiêu 1 m2?
Gạch kính có an toàn không? Chia sẻ từ các chuyên gia
Gạch thông gió xi măng trang trí mặt tiền
Công dụng nổi bật của đá mosaic tự nhiên
0