Cách tối ưu trong thiết kế nội thất không gian mở
Nếu như trước đây, không gian mở là lựa chọn vàng để tiết kiệm diện tích và độ thoáng cho ngôi nhà thì ngày nay, không đơn thuần là mục đích ấy, thiết kế nội thất không gian mở đã trở thành xu hướng giúp mang lại sự tiện nghi và vẻ đẹp thời thượng cho nếp sống hiện đại. Vậy nếu yêu thích phong cách nội thất này, bạn có biết đâu là cách tối ưu trong thiết kế nội thất không gian mở? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Kinh nghiệm làm nhà để có thêm thông tin nhé!
1. Thiết kế nội thất không gian mở là gì?

Thiết kế nội thất không gian mở
Thiết kế nội thất không gian mở được hiểu là hướng thiết kế mà trong đó giữa các khu vực trong nhà có sự liên thông, kết nối với nhau, không bị giới hạn bởi tường đặc ngăn cách.
Bạn có thể bắt gặp các kiểu thiết kế nội thất không gian mở phổ biến như:
– Liên thông phòng khách với phòng bếp
– Liên thông phòng khách với phòng ngủ
– Lồng ghép phòng ngủ với nơi làm việc
– Liên thông khu vực giặt rửa với sân vườn
– Liên thông phòng khách với ban công
– Liên thông nhiều phòng với vị trí trung tâm của ngôi nhà
….
2. Cách tối ưu trong thiết kế nội thất không gian mở
Để tối ưu hóa không gian, tăng tính thẩm mỹ và nét hài hòa của không gian mở, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
2.1. Tạo sự hài hòa trong cách sử dụng ánh sáng và màu sắc

Tạo sự đồng điệu trong cách sử dụng màu sắc, ánh sáng
Nếu là hai phòng, hai khu vực riêng biệt của ngôi nhà thì bạn có thể sử dụng bảng màu đa dạng hơn, có nhiều sai khác cho hai vị trí này. Tuy nhiên nếu đã liên phòng thành không gian mở, bạn cần phải tạo sự đồng nhất trong màu sắc, cách sử dụng ánh sáng sao cho hài hòa và đẹp mắt. Tránh tình trạng phòng khách dùng tông màu ấm, phòng bếp dùng tông lạnh hoặc ngược lại.
Khi đã kết nối, hãy hướng tới sự đồng điệu trong thiết kế, ưu tiên sử dụng gam màu trung tính thiên ấm hoặc thiên lạnh để tạo sự nhã nhặn, ngoài ra các bảng màu sống động của chất liệu đá, gỗ tự nhiên cũng là gợi ý mà bạn không nên bỏ qua
Trong trường hợp bạn muốn tạo sự phân cách rõ ràng hơn giữa hai khu vực liên thông, hãy phân biệt bằng việc sử dụng vật dụng hoặc sử dụng màu với cấp độ đậm nhạt khác nhau. Ví dụ: để đánh dấu phòng khách, bạn có thể sử dụng thảm trải nền, các đồ nội thất có tông màu sậm hơn nhằm tạo điểm nhấn.
2.2. Thiết kế nội thất không gian mở với bố cục sắp xếp tiện nghi, tinh gọn

Bài trí tinh gọn, tạo độ thoáng cao
Không gian mở là hướng đến sự thoáng đãng và tiện nghi. Do đó, cách bài trí đồ nội thất cần đảm bảo sự tinh gọn, tránh rối mắt, đặc biệt là tiện dụng, không phải di chuyển đi xa mới lựa được đồ. Hầu hết các đồ nội thất được bài trí ven tường, tận dụng không gian theo chiều dọc. Các loại đèn trang trí nên ưu tiên dạng treo để tạo độ thoáng cao. Tủ bếp hoặc nơi đặt tủ lạnh nếu có thể nên thiết kế âm tường và kịch sàn. Nếu sắp xếp theo bố cục này, không gian mở trông sẽ rộng hơn so với diện tích thực gấp bội phần
2.3. Sử dụng vách ngăn

Sử dụng vách ngăn tạo không gian riêng mà chung
Không gian mở không có nghĩa là không cần đến vách ngăn. Những vách ngăn có đục lỗ hoặc hoa văn tinh tế vừa tạo độ thoáng tốt, giảm giới hạn tầm mắt, vừa tạo được không gian riêng tư cho gia chủ, nhất là đối với phòng ngủ hoặc phòng bếp khi chế biến món ăn. Vậy nên việc sử dụng vách ngăn “nửa kín nửa hở” này cũng là một trong những cách rất hay để tối ưu hóa thiết kế nội thất không gian mở.
>>> Xem thêm: Những sai lầm lớn trong thiết kế nội thất
2.4. Tạo không gian xanh mát cho thiết kế nội thất không gian mở

Trồng cây xanh khu vực trung tâm tạo sự kết nối trong không gian mở
Trong một ngôi nhà, nếu ở phần trung tâm sử dụng hệ sinh thái nhỏ là cây cỏ xanh mát giống như một ốc đảo thì hiệu ứng kết nối trong không gian mở sẽ tăng lên gấp bội.
Thật vậy, một không gian xanh với thảm thực vật phong phú, có thể kết hợp thác nước hoặc hồ nước nhân tạo sẽ khiến cho nhà ở của bạn trở nên mát mẻ và thoáng đãng hơn, có sức hút hơn, không khí trong nhà cũng trong lành hơn nhờ hoạt động quang hợp của thực vật. Vậy nên nếu bạn đang có ý tưởng làm mới cho không gian nhà ở của gia đình mà tạo được sự kết nối giữa không gian riêng và chung thì đừng bỏ qua ý tưởng đặc biệt này nhé!
2.5. Ưu tiên đồ nội thất thông minh

Bàn ăn kết hợp bàn trà tiện nghi cho phòng khách kết hợp phòng bếp
Như đã nói ở trên, đối với những không gian mở, sự tối ưu về diện tích đóng vai trò rất quan trọng. Và cách hiệu quả nhất để bạn hiện thực hóa mong muốn này chính là sử dụng đồ nội thất thông minh như giường gấp gọn, bàn ăn thông minh: bàn ăn kết hợp tủ/kệ đựng đồ; bàn ăn mở rộng và xếp gọn linh hoạt, bàn ăn kết hợp bàn trà…
>>> Xem thêm: Điểm nhấn “Đắt Giá” với bàn ăn thông minh
Sau khi sử dụng, các vật dụng thông minh này sẽ thu nhỏ diện tích chỉ còn 10-40% so với trạng thái sử dụng, giúp tiết kiệm tối đa không gian chiếm chỗ, trả lại sự thoáng đãng cho căn nhà của bạn. Đặc biệt là với không gian kết nối phòng khách và phòng bếp, việc sở hữu một bàn ăn kết hợp bàn trà hoặc với phòng khách kết hợp phòng ngủ, việc sở hữu một chiếc giường kết hợp tủ đựng đồ chẳng phải hết sức tiện nghi hay sao?
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tối ưu trong thiết kế nội thất không gian mở. Sau cùng, chúc bạn có được một không gian sống như ý và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo, đồng hành sát cánh cùng những bài viết của Kinh nghiệm làm nhà! Trân trọng!
KinhNghiemLamNha đề xuất
Đề xuất bởi Kinh Nghiệm Làm Nhà
Bài viết liên quan
Chi phí thiết kế, xây dựng nhà cấp 4 mái Thái hết bao nhiêu?
Thiết kế mái thái trong nhà ở dân dụng không quá xa lạ đối với người Việt mà ngày càng nó càng được chuộng nên khi nhen nhóm mong muốn xây một không gian sống khang trang, ai cũng tự đặt một câu hỏi rằng: Chi phí thiết kế, xây dựng nhà cấp 4 mái
Cách trang trí phòng thờ chung với phòng khách đẹp hợp phong thủy
Tìm kiếm các cách trang trí phòng thờ chung với phòng khách đẹp là điều nhiều gia chủ thời hiện đại quan tâm. Việc bài trí sao cho vừa đẹp, vừa hợp phong thủy, vừa đảm bảo được sự tôn nghiêm là điều quan trọng. Vì vậy, nếu bạn chưa có ý tưởng sắp xếp,
Sửa nhà trọn gói và những điều bạn nên biết
Trong quá trình sử dụng, nếu nhà ở có dấu hiệu xuống cấp, xập xệ thì việc lên kế hoạch sửa chữa nhà là điều tất lẽ dĩ ngẫu. Tuy nhiên ngày nay, thay vì tôn tạo một cách rời rạc, mang ý chủ quan của gia chủ thì nhiều gia đình đã tìm đến
Cải tạo nhà trọn gói và những lưu ý đặc biệt dành cho gia chủ
Mục đích của việc cải tạo nhà ở là sửa chữa hoặc làm mới nhằm đám ứng sở thích, nhu cầu sử dụng của gia chủ. Đây là việc làm có nét tương đồng với xây nhà nhưng khó hơn vì phải dựa vào khuôn có sẵn và thay đổi theo mong muôn mới. Vậy