Hướng dẫn các bước thi công ép cọc bê tông

access_time 7 năm ago
content_copy
Trước khi tiến hành thi công ép cọc cần phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật như: báo cáo khảo sát địa chất khu vực, bản thiết kế móng, bản đồ các công trình ngầm… và các thông số kỹ thuật của cọc ép.

1. Chuẩn bị mặt bị mặt bằng:

+ Bạn phải bố trí mặt bằng bằng phẳng trước khi thi công ép cọc, giúp quá trình di chuyển máy ép được dễ dàng. Bố trí mặt bằng bao gồm cả việc tạo mặt bằng thuận lợi thi công lẫn việc bố trí vị trí tập kết cọc, vị trí nghỉ của tổ thợ ép cọc.
+ Để có mặt bằng thuận lợi cho công tác ép cọc bê tông bạn nên đào cốt nền tới cao độ đáy đài móng, sau đó đổ cát san mặt bằng tạo độ phẳng nhất định cho việc di chuyển máy (nếu mặt bằng có mực nước cao, bạn phải tiến hành bơm nước).
+ Tại vị trí chênh lệch cao độ giữa cốt mới đào và cốt đường tự nhiên bạn đổ dầy lớp cát tạo độ dốc để chuyển máy và cọc xuống mặt bằng.

2. Tập kết cọc:

+ Đợt tập kết đầu tiên bạn chỉ nên đưa tới công trình số lượng cọc vừa phải (thường khoảng 1/3 số tim cọc) để ép thử xem địa chất tại khu vực ra sao.
+ Thường đối với nhà dân quá trình thiết kế không được khảo sát địa chất để chủ nhà tiết kiệm chi phí, mà thường dựa vào kinh nghiệm của bên thiết kế để đưa ra chiều sâu giả thiết của cọc. Vậy nên bạn phải ép thử vài tim cọc để biết địa chất thực tế, sau đó các bên cùng bàn bạc rồi đưa ra tổ hợp cọc cho hợp lý, rồi mới tiến hành vận chuyển cọc còn lại đến công trình sau.
+ Độ dài cọc hiện nay các nhà sản xuất hay làm là: 3, 4, 5, 6 m vậy khi tổ hợp bạn phải tính sao cho lượng cọc được tiết kiệm nhất, tránh phải phá đầu cọc nhiều lãng phí. Nhưng bạn cũng phải chú ý, độ ngàm cọc vào đài thường là 10cm nên bạn thường phải ép dương lên tầm 40-50cm để khi đập đầu cọc ra có thép để ngàm vào thép đài.
+ Vận chuyển thiết bị thi công ép cọc bê tông, cọc bê tông về khu vực ép cọc và chia cọc bê tông thành từng nhóm

3. Tiến hành thi công ép cọc:

+ Vận chuyển và lắp thiết bị ép vào vị trí có cọc ép. Giá máy được kê vững chắc chắn, thăng bằng, chỉnh máy cho các đường trục của khung máy, của hệ thống kích, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng một mặt phẳng.
+ Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo hoặc hệ thống dầm chất đối trọng, kiểm tra cọc lần nữa.
+ Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép. Trước tiên ép đoạn mũi cọc, đoạn mũi cọc được định vị chính xác về độ thẳng đứng và vị trí. Những giây đầu tiên áp lực dầu nên tăng chậm và đều. Tốc độ không nên vượt quá 1cm/sec. Khi ép xong đoạn mũi, tiến hành nối đoạn giữa, mối nối cọc thực hiện bằng hàn trước và sau. Khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc, phải đảm bảo hai đoạn nối phải trùng trục với nhau. Khi đã chỉnh và nối xong thì ép cho áp lực 3-4 kg/cm2. Thời điểm đầu tốc độ xuống cọc không nên quá 1cm/sec. Sau đó tăng dần nhưng không nên nhanh hơn 2cm/sec.
* Cọc được dừng ép khi thỏa mãn điều kiện:
– Đạt chiều sâu xấp xỉ do thiết kế qui định.
– Lực ép cọc vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lơn hơn 3 lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó tốc độ xuyên không quá 1cm/sec.

4. Ghi chép trong quá trình thi công ép cọc:

+ Khi cọc đã cắm sâu từ 30-50 cm thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên. Sau đó, khi cọc xuống được 1m lại ghi lực ép tại thời điểm đó vào nhật ký thi công cũng như khi lực ép thay đổi đột ngột. Đến giai đoạn cuối cùng là lực ép có giá trị bằng 0,8 giá trị lực ép giới hạn tối thiểu, bắt đầu từ đây ghi lực ép trong từng đoạn 20cm cho tới khi ép xong.
+ Để biết được lực ép đầu cọc bạn có thể dùng công thức:
          P(ép) = 2 x S(pittong) x Chỉ số đồng hồ (hoặc = Chỉ số đồng hồ/ 3,14)
Trong đó: P(ép) là lực ép đầu cọc
                S(pittong) là tiết diện pittong
+ Bạn so sánh lực ép đầu cọc với tải trọng thiết kế để biết được tải trọng ép thế đạt chưa.
folder_openTags

Bài viết liên quan

Một số lưu ý về kích thước khi xây nhà vệ sinh tại gầm cầu thang
Hướng dẫn cách chống thấm trần nhà mùa mưa nồm
Siêu mẫu Thanh Hằng “làm thợ xây”
Cách chống nóng cho nhà mái bằng hiệu quả thách thức mọi nhiệt độ của thời tiết
0