Kinh nghiệm bảo trì bảo dưỡng gạch bông và nền đá tự nhiên

access_time 7 năm ago
content_copy

Gạch Bông và đá tự nhiên đang ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng để lát nền và trang trí. Tuy nhiên bạn đã biết bảo trì bảo dưỡng gạch Bông và đá tự nhiên đúng cách để duy trì sự bền đẹp của gạch/đá chưa? Hãy tham khảo bài viết mà Kinh Nghiệm Làm Nhà chia sẻ dưới đây nhé.

Bảo dưỡng gạch Bông

  • Khi mua gạch Bông về, nếu chưa sử dụng ngay bạn cần phải bảo quản gạch ở nơi bằng phẳng, trong kho hoặc nơi có mái che, không để gạch ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào gạch.
  • Khoảng 2 ngày phải tưới nước cho gạch một lần để nó có được độ ẩm, hạn chế tính trạng nứt, gãy. Cần phải thực hiện bảo quản như vậy cho đến khi nào đưa vào sử dụng mới thôi.
  • Không sử dụng bất kì loại hoá chất nào khác để lau, rửa hoặc thoa lên gạch ngoài sáp gạch chuyên dụng. nếu thoa những loại dầu không đúng thì sau này mặt gạch sẽ bong lên và nhạt màu.

Quy trình thoa sáp cho gạch bông

Sau khi lát gạch bông, để duy trì độ bền đẹp của gạch, bạn có thể dử dụng sáp đánh gạch chuyên dụng.
  • Trước khi đánh sáp, bạn cần rửa thật sạch mặt gạch. Những chỗ sần sùi, không đánh sạch được thì lấy giấy ráp nước loại tốt, đánh cho phẳng rồi mới lau khô
  •  Để qua 1 ngày cho gạch thật khô rồi lấy giẻ mềm lau khô qua mặt gạch một lần nữa.
  • Sau đó lấy xăng trộn với sáp cho lỏng sền sệt rồi thoa đều một lớp mỏng lên mặt gạch. Tiếp tục lấy giẻ sạch khô chà mạnh và đều đến khi vân bóng nổi nên. Hạn chế đi lại cho đến khi sáp khô hoàn toàn.
  • Lưu ý: Rửa gạch bằng nước máy sạch, không sử dụng nước mưa vì trong nước mưa có chứa axit cacbonic ăn mòn gạch
Gạch được đánh sáp bóng có ưu điểm là dùng càng lâu gạch càng bóng láng, dễ lau chùi các vết bẩn. Lớp sáp có tác dụng bảo vệ bề mặt gạch, ngăn không cho các chất bẩn thấm sâu vào lớp màu.

Bảo dưỡng đá tự nhiên

  • Trong quá trình sinh hoạt gia đình sẽ sinh ra các loại bụi bẩn hoặc chất thải có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ, chúng sẽ tích tụ trên bề mặt hoặc trong các lỗ rỗng của đá. Đây sẽ là môi trường tốt để các loại vi khuẩn phát triển và phá hoại đá bằng axit mà chúng tiết ra.
  • Nước đọng trên bề mặt đá sẽ gây ố vàng và gỉ sét. Nếu không có đường thoát. nước sẽ ngấm vào đá. Nếu đá có chứa muối sắt thì sẽ phản ứng với nước tạo thành sắt 3. Đá lúc đó sẽ bị ố thành màu nâu gỉ sét rất mất thẩm mỹ. Vì đá cùng một nơi có tính chất và độ rỗng như nhau nên vết ố có thể lan thành mảng lớn nếu không được xử lý kịp thời.kinh-nghiem-bao-tri-bao-duong-gach-bong-va-nen-da-tu-nhien-3
  • Môi trường có độ ẩm cao như vùng biển, có thể gây các vệt hoen ố màu trắng trên đá. Carbonat calcium và chlor sẽ kết tủa từ bầu khí quyển ẩm và hơi muối tác động đến độ cứng và độ bóng bề mặt của các loại đá vôi.
Bảo dưỡng đá 
  • Do đó, cần hết sức tránh nước đọng lâu trên sàn đá. Sàn cần có độ dốc phù hợp để thoát nước tốt và cần có biện pháp lau rửa ngay khi nước đổ ra sàn.kinh-nghiem-bao-tri-bao-duong-gach-bong-va-nen-da-tu-nhien-2
  • Mạch vữa cần kín và phẳng nhẵn, không để lọt nước. Không sử dụng đá lát nền ở những nơi tụ nhiều nước như hàng hiên, phòng vệ sinh.
  • Biện pháp ngăn chặn là florua hoá bề mặt đá, làm tăng tính chống thấm bằng các chất kết tủa mới sinh ra. Ngoài ra, có thể bôi dầu nhựa thông, paraphin và gudrong lên bề mặt vật liệu.
folder_openTags

Bài viết liên quan

Tạo điểm nhấn độc đáo với gạch thẻ ốp tường: xu hướng mới trong trang trí nội thất
Đá lát sân vườn: các loại đá tốt nhất để tạo nên không gian ngoài trời ấn tượng
Gạch bông men: Sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại
Gạch giả đá nhập khẩu Ấn Độ: Giải pháp hoàn hảo trang trí nội thất sang trọng
0