Cách quản lý thi công sơn nhà hiệu quả

access_time 3 năm ago
content_copy

Thi công sơn nhà tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng lại đòi hỏi kỹ năng quản lý cao. Có như vậy, bạn mới có thể tiết kiệm được thời gian cũng như đảm bảo chất lượng sơn của công trình. Hãy cùng kinhnghiemlamnha.net tìm hiểu các kỹ năng cần thiết để quản lý thi công sơn nước nhé.  

1. Tại sao cần phải quản lý thi công sơn nhà?

Thi công sơn tường sẽ là bước hoàn thiện và góp phần ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi nhà bạn. Chính vì vậy, bạn không thể bỏ mặc, không quan tâm thợ đang tiến hành quá trình đó như thế nào. Việc giám sát thi công công trình có vai trò quan trọng.

1.1. Tiết kiệm nguyên vật liệu

Trong quá trình thi công sơn nước sẽ khó tránh khỏi việc bị hao hụt nguyên vật liệu do sơn bị rơi, vãi. Tuy nhiên, nếu có người giám sát thì việc hao hụt này sẽ giảm đi nhiều nhờ sự cẩn thận của tay nghề thợ được nâng lên. 

1.2. Quản lý thi công sơn nhà đảm bảo lớp sơn chất lượng

Nếu có người quản lý, họ sẽ có thể giúp bạn tính toán cần chuẩn bị những gì trước khi sơn, khi trét bột trét tường thì cần độ dày lớp bột trét là bao nhiêu, số lớp thế nào là đủ, kỹ thuật thi công ra sao và thời gian cần thiết là bao nhiêu…Những yếu tố này sẽ góp phần không nhỏ đến độ bền của lớp sơn cũng như thẩm mỹ của công trình.

Cách quản lý thi công sơn nhà hiệu quả -2

Việc quản lý thi công sơn nhà sẽ giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng

 

1.3. Kiểm soát màu sơn thực tế

Nếu bạn sử dụng những sản phẩm sơn nước của những nhà cung cấp không thực hiện pha màu bằng vi tính tự động thì việc có người giám sát thi công sơn nước lại càng vô cùng quan trọng. Người quản lý sẽ giám sát việc pha tỉ lệ màu sao cho chính xác để đảm bảo công trình có được màu sắc như bạn mong muốn. 

2. Một số kỹ năng quản lý thi công sơn nhà đẹp bạn cần nắm

Dù bạn thi công sơn nhà cho nhà cấp 4 hoặc thi công sơn nhà cao tầng thì sẽ có đặc điểm chung đó là sử dụng 1 lớp sơn bả, 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ để đảm bảo tính bền vững cho công trình. Bạn cần nắm vững các yếu tố sau:

2.1. Chuẩn bị bề mặt sơn

Trước khi sơn thì bạn cần đảm bảo tường xi măng đạt độ khô chuẩn. Thời điểm tốt nhất cho sơn nhà là trong vòng 21-28 ngày ở điều kiện thời tiết khô ráo tính từ khi tô hồ (độ ẩm không khí khoảng 80 %  và nhiệt độ ngoài trời là 30 độ C). Bạn cũng có thể sử dụng máy đo độ ẩm Protimete để xác định nhiệt độ chuẩn hơn. Nếu máy hiển thị khoảng 16% thì đây là thời điểm tốt nhất để thực hiện sơn nước.

2.2. Đối với sơn bả

Đây là giai đoạn đầu trong quá trình thi công sơn. Sơn bả sẽ giúp bề mặt thêm nhẵn mịn, giai đoạn này sẽ được thực hiện ngay sau khi tường xi măng đạt độ khô chuẩn (<16%). Khi sơn bả, lớp bả matit phải đảm bảo dày không quá 2mm. Để tiến hành kiểm tra độ dày của lớp sơn, bạn có thể xoa tay trực tiếp vào lớp sơn. Nếu có bụi bay nghĩa là lớp sơn quá dày. Lúc này, bạn cần yêu cầu thợ khắc phục bằng cách lăn rulo ướt và chờ khô để tránh hiện tượng bong tróc, loang lổ màng sơn về sau. 

Cách quản lý thi công sơn nhà hiệu quả -3

Bạn cần nắm vững các kỹ năng quản lý thi công sơn nhà

2.3. Đối với lớp sơn lót

Đội thợ sẽ tiến hành sơn lót ngay sau khi lớp sơn bả được hoàn thiện. Lớp sơn này có tác dụng chống thấm cũng như tăng độ bám dính giữa tường và lớp sơn phủ. Để kiểm tra xem lớp sơn lót đã đạt chuẩn hay chưa, bạn hãy thực hiện theo nguyên tắc sau:

– So sánh khối lượng sơn thực tế đã dùng với dự toán: Bạn cần xem xét lại nếu xảy ra tình trạng thừa sơn so với tính toán bởi độ phủ lý thuyết luôn lớn hơn thực tế. Tình trạng thừa sơn có thể là do sơn bị pha loãng hơn mức cho phép.

– Đánh giá độ bóng của bề mặt tường: Nếu sơn loãng thì độ bóng sẽ thấp hơn sơn pha chuẩn tỷ lệ.

– Kiểm tra độ dẻo: Bạn sẽ làm điều này sau khi hoàn thành xong lớp sơn phủ. Bạn hãy dùng vật nhọn bằng kim loại rạch một đường lên bề mặt sơn để kiểm tra độ dẻo dai. Nều màng sơn có ít bột thì bề mặt đó đã được sơn lót. Ngược lại, màng sơn phủ bị bóc ra nhanh chóng, không có độ dai thì có nghĩa thợ thi công đã không sơn lót. 

2.4. Đối với sơn phủ

Màu sơn là đặc điểm giúp bạn dễ dàng đánh giá chất lượng của lớp sơn phủ nhất. Điều đó thể hiện qua 2 điểm sau:

– Độ bóng, đều màu: Nếu sơn đúng 2 lớp sơn phủ đúng kỹ thuật, màu sơn sẽ lên đều, bóng đẹp. Nếu thiếu đi một lớp, bạn sẽ thấy tường nhà thể hiện những vết sơn không đều, chồng chéo nhau. 

– Vết sơn dặm vá: Vết dặm vá chắc chắn không thể đồng màu với màng sơn phủ dù kỹ thuật dặm vá có tốt đến đâu. Vì vậy, bạn cần đảm bảo thợ sau khi sơn xong lớp sơn phủ đầu tiên sẽ thực hiện dặm vá và hoàn thiện rồi mới thi công lớp sơn phủ thứ 2. Điều này sẽ giúp màu sơn đồng nhất. 

Có thể nói, việc quản lý thi công sơn nhà là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn không có đủ kiến thức chuyên môn, kinhnghiemlamnha.net khuyên rằng bạn hãy tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị thi công sơn nhà trọn gói để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Tiêu chí gì đánh giá sơn chất lượng tốt?
Mẹo giúp tiết kiệm khi sơn nhà, không thể bỏ qua
Một số màu sơn nội thất đẹp đang “làm mưa làm gió” trên thị trường
Tạo giá trị bền lâu cho ngôi nhà bằng sơn ngoại thất Dulux cao cấp
0