Kinh nghiệm để đời khi lựa chọn nguyên liệu hoàn thiện nhà

access_time 7 năm ago
content_copy

Sau khi đã hoàn thành xây dựng phần thô, các gia chủ sẽ bước vào phần khá thú vị nhưng cũng không kém phần gian nan đó làm phần hoàn thiện. Nguyên liệu hoàn thiên nhà bao gồm các sản phẩm có tác dụng bảo vệ phần thô và trang trí, tăng thấm mĩ cho ngôi nhà như: Sơn, thiết bị vệ sinh, nội thất, ngoại thất….Lựa vật liệu cho ngôi nhà là một thách thức đầy thú vị cho chủ đầu tư lẫn người thiết kế. Vì vậy cả hai nên xoá bỏ các định kiến và lối mòn trong quyết định chọn lựa vật liệu, mà dành thời gian tìm hiểu thêm về các tính năng kỹ thuật trong vật liệu và thiết bị. Khi đó chúng ta sẽ thấy cả một chân trời mới với rất nhiều màu sắc phong phú của thị trường vật liệu hiện nay. Lúc đó, vai trò của kiến trúc sư sẽ giúp định hình các quyết định sau cùng.

Thời gian cuối năm là giai đoạn thị truờng vật liệu xây dựng lên ngôi. Nhất là vật liệu hoàn thiện. Các chủ nhân của những ngôi nhà đang xây hối hả tìm catalogue vật liệu, thiết bị, lên mạng tìm nhà cung cấp và vợ chồng chở nhau đi xuống các phố vật liệu, showroom thiết bị. Các nhà thầu bắt đầu điên đầu với những giải pháp thay đổi liên miên của chủ nhà. Đây là giai đoạn các chủ nhà có nhà đang xây bắt đầu cuộc hành trình vất vả nhưng đầy phấn kích để đi tìm chọn vật liệu và thiết bị cho ngôi nhà của mình. Và đây cũng là lúc thấy được vai trò của kiến trúc sư thật sự quan trọng. Nếu không phải là người chủ động trình cho chủ nhà những giải pháp vật liệu và thiết bị để hoàn thiện ngôi nhà, kiến trúc sư cũng phải là người giúp chấm dứt “cơn say” của chủ nhà trong việc chọn vật liệu và thiết bị cho ngôi nhà.

Tuy nhiên, trong môi trường phong phú vật liệu như vậy, các bạn nên bỏ dần một số thói quen – hay nói khác hơn là quán tính trong chọn lựa vật liệu.

Đó là những thói quen:

1. Chọn vật liệu theo số đông

Nhiều nhà thầu cũng như chủ đầu tư thường chọn một số sơn, hoặc gạch ốp lát, hay là thiết bị điện nước theo số đông mà ít để ý đến các loại khác đang xuất hiện trên thị trường. Khi lựa chọn các vật liệu hoàn thiện, không nhất thiết phải chọn những hãng nổi tiếng, bởi vì có rất nhiều hãng mới có chất lượng sản phẩm khá tốt mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Các gia chủ cần tìm hiểu về nhu cầu của gia đình, áp dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm để tìm được vật liệu phù hợp nhất.

2. Chọn vật liệu mà không nhìn vào các đặc tính vật lý của vật liệu hay thiết bị

Các nhà sản xuất vật liệu xây dựng trong thời gian gần đây đã chú trọng nhiều hơn về việc quảng bá các tính năng đặc biệt trong vật liệu.

Công nghệ nano đã giúp tạo ra những khác biệt trong các tính năng của nhiều loại vật liệu như:

– Khả năng chống bám của thiết bị vệ sinh

– Khả năng tự làm sạch của sơn nước dưới tác động của ánh sáng…

quy-trinh-son-nha-chuan-dep-2

Tuy nhiên mấy ai đã quan tâm đến điều này?

Họ thường xuôi chiều theo đề nghị của nhà thầu (chứ không phải nhà thiết kế) bởi vì họ tin người xây thì sát với thực tế hơn người vẽ. Đây là một sai lầm căn bản và thiếu cơ sở.

Hiện tại trên thị trường xây dựng, người được tiếp nhận thông tin nhiều và phong phú nhất chính là các nhà thiết kế, các kiến trúc sư. Các nhà sản xuất cũng quan tâm đến việc chuyển đến cho nhà thiết kế ngày càng nhiều catalogue các thiết bị và vật liệu xây dựng cùng với những hội thảo quảng bá.

Do không bị áp lực về giá thầu trong chọn lựa vật liệu, các nhà thiết kế có đủ thời gian quan tâm và so sánh các vật liệu và thiết bị khác nhau, vì vậy các đề xuất chọn lựa vật liệu thường ít định kiến hoặc ít theo thói quen hơn.

3. Họ hàng

Định kiến của những người trong gia đình đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của chủ nhân ngôi nhà đang xây. Kiến trúc sư thường phải rất rõ trong lập trường khi chọn lựa vật liệu nhằm chấm dứt sự lưỡng lự của khách hàng trước hàng nội và hàng ngoại. Các bạn nên nhớ, nhà xấu hay đẹp, tốt hay dở thì cuối cùng bạn vẫn là người sử dụng. Hãy lắng nghe những lời khuyên từ những người thân trong gia đình, nhưng hãy dựa vào nhu cầu, kiến thức của bản thân để đưa ra lựa chọn cuối cùng.

4. Cần thay đổi quan niệm “ăn chắc, mặc bền”

Nói ra thì sẽ có nhiều tranh cãi nhưng khái niệm “ăn chắc, mặc bền” chỉ dành cho những nơi chịu nhiều va đập, sử dụng có tính ăn mòn hoặc hư hao.

Còn lại những trường hợp khác ta nên cân nhắc ưu tiên cho khả năng thoả mãn thị giác hơn là sự bền vững như: cửa trong nội thất không nhất thiết phải sử dụng gỗ thật, gạch ốp nhà vệ sinh không cần phải loại chống mòn, gạch xây vách ngăn không nhất thiết phải gạch có danh tiếng…

5. Kiềm chế và tối giản trong chọn lựa vật liệu

Càng nhiều càng ít! Ghé thăm các showroom vật liệu tại các trung tâm vật liệu xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh mới thấy được sự ngập tràn của vật liệu hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường. Điều này đã gây khó cho nhà đầu tư lẫn kiến trúc sư khi phải phân vân không biết chọn món nào, vì cái nào cũng tốt và đẹp.

kinh-nghiem-hoan-thien-nha

Bạn có thể tự làm thảm sỏi để hoàn thiện nhá

 

Vì vậy, điều cần làm là phải thật kềm chế trong việc chọn lựa vật liệu. Hãy chọn càng ít càng tốt. Có những trường hợp ngôi nhà mỗi phòng một kiểu gạch, một màu sơn, một cách ốp lát đã biến ngôi nhà trở thành một showroom thực thụ!

Bài viết liên quan

Chi phí thiết kế, xây dựng nhà cấp 4 mái Thái hết bao nhiêu?
Cách trang trí phòng thờ chung với phòng khách đẹp hợp phong thủy
Sửa nhà trọn gói và những điều bạn nên biết
Cải tạo nhà trọn gói và những lưu ý đặc biệt dành cho gia chủ
0