Nguyên tắc và kỹ thuật xây tường gạch trong các công trình xây dựng

access_time 7 năm ago
content_copy

Bạn vẫn chưa hiểu rõ các nguyên tắc và kỹ thuật xây tường gạch trong công trình xây dựng? Cùng tham khảo thông tin chúng tôi đưa ra dưới đây để gia tăng kiến thức cho bản thân mình nhé!

ky-thuat-xay-tuong-gach-11

Khối xây gạch , đá chỉ chịu lực tốt theo phương thẳng đứng . Nên tránh xây nghiêng lệch , méo mó sẽ làm giảm khả năng chịu lực của tường.

Khối xây bằng phẳng , vuông vức làm tăng tính thẩm mỹ , giảm nguyên vật liệu và nhân công ở giai đoạn hoàn thiện ( tô , trát…)

Trùng mạch là hiện tượng các mạch của các hàng gạch trên dưới trùng nhau

– tuyệt đối không được trùng mạch ngang.

– cho phép trùng mạch dọc tới 4-5 hàng gạch.

ky-thuat-xay-tuong-gach-1

Trong kỹ thuật xây tường gạch, để tránh hiện tượng trùng mạch, tăng độ bền của tường ,người ta dùng cách khoá mạch .Cứ 3 đến 5 hàng gạch dọc thì sẽ có một hàng gạch ngang.

Viên gạch ngang phải là gạch đặc ( gạch đinh ) để chống thấm cho tường và tránh hiện tượng bị tụt đinh.

Trong trường hợp không dùng gạch ngang để khoá mạch , cũng có thể dùng thép để tăng cường liên kết giữa các hàng gạch .

ky-thuat-xay-dung-tuong-gach-2

ky-thuat-xay-dung-tuong-gach-3

Khi xây tường 220, hàng gạch dưới cùng bao giờ cũng phải quay ngang. Viên gạch quay ngang sẽ phân bố lại mạch xây và chia đều tải trọng sang 2 bên

Thông thường , người ta sản xuất gạch có chiều dài bằng 2 lần chiều rộng và bằng 3 lần chiều dày tính cả mạch vữa (10mm). Vì vậy khi thiết kế , nên cố gắng khai thách yếu tố này để khối xây được đẹp , tiết kiệm nhân công cắt gạch.

ky-thuat-xay-dung-tuong-gach-4

Không được xây tường quá cao (3-4m) nếu không có khung bê tông chịu lực.

Xây theo đợt cao khoảng 1,2 – 1,5m , đợi mạch vữa khô rồi mới xây tiếp . Mach vữa ướt không chịu được tải trọng nặng, dễ bị chảy xệ.

Các bức tường dài , chia theo phân đoạn phù hợp để xây . Chỗ nối tiếp các phân đoạn với nhau , nên dùng mỏ giật cấp.

ky-thuat-xay-dung-tuong-gach-5

Bề mặt vuông vắn , bằng phẳng , mạch vữa đầy đủ để có tính thẩm mỹ , tiết kiêm nguyên vật liệu và nhân công khi hoàn thiện.

 Trường hợp tường đứng độc lập , phải bổ trụ cho tường . Các trụ cách nhau khoảng 2,4m – 3m .

Chân tường hay móng nên làm bằng bê tông .

Bổ trụ , giao nhau ,góc , đầu tường:

ky-thuat-xay-dung-tuong-gach-6

ky-thuat-xay-dung-tuong-gach-7

 

ky-thuat-xay-dung-tuong-gach-8

ky-thuat-xay-dung-tuong-gach-9

Mũ tường , mũ cột : Ngăn nước mưa chảy xuống bề mặt gạch . Được làm bằng gạch , đá….

ky-thuat-xay-tuong-gach-4

Rãnh nhỏ giọt được cắt ở mặt dưới của mũ . Cách tường ít nhất 25mm , sâu từ 3-6mm , cách mép từ 6-25mm

ky-thuat-xay-tuong-gach-5

Dải chống thấm : Ngăn nước thẩm thấu từ dưới đất lên tường . Thường dùng bằng vải nhựa , được đặt vào tường cách đất khoảng 2 hàng gạch. Hoặc dùng gạch công nghiệp có độ chống thấm cao để xây 2 hàng gạch này.

ky-thuat-xay-tuong-gach-6

Vậy nên, trong xây dựng, cần đặc biệt để ý tới kỹ thuật xây tường gạch. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới chất lượng gạch xây dựng. Bạn nên chọn mua gạch tại địa chỉ bán vật liệu xây dựng uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của bả matit- có thể bạn chưa biết?

 

Bài viết liên quan

Ưu điểm và hạn chế của gạch đất nung
Gạch xi măng cốt liệu – lựa chọn bền vững cho mọi công trình
Hướng dẫn thi công gạch thông gió chắn mưa chi tiết
Những mẫu gạch mosaic đẹp cho phòng tắm
0