Ưu nhược điểm của gạch không nung so với những vật liệu khác

access_time 8 năm ago
content_copy

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những ưu nhược điểm của gạch không nung. Qua đó, các gia chủ có thể lựa chọn vật liệu phù hợp với ngôi nhà của mình.

Những ưu điểm chung

Quá trình sản xuất gạch không nung không sử dụng đến đất nông nghiệp do đó không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp. Mặt khác do không dùng đến than củi, … nên tiết kiệm được nhiên liệu, tránh được tình trạng phá rừng tràn lan và không gây ô nhiễm môi trường.

– Nguyên vật liệu để sản xuất gạch không nung hết sức phong phú và có sẵn trong nước như mạt đá, cát vàng, xi măng…, sản phẩm đa dạng.

– Dây chuyền sản xuất gạch sử dụng ít công nhân, do các khâu hầu hết được tự động hoá. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhân lực thủ công nhiều nên có thể chỉ cần tự động hoá một số khâu quyết định chất lượng sản phẩm, còn một số khâu có thể sử dụng nhân công thủ công thì không cần tự động hoá để giảm mức đầu tư.

uu-nhuoc-diem-cua-gach-khong-nung-s

Những ưu điểm của gạch không nung so với gạch nung trong việc xây nhà cao ốc và kho tàng

– Cường độ chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng. Đây là đặc tính mà gạch nung không thể chịu được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ rất cao (300 – 400 kg/cm2) thì gạch nung không đáp ứng được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ thấp (chỉ mang tính chất tường ngăn) thì cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để đảm bảo giá thành vừa phải, tránh lãng phí.

– Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. Điều này hoàn toàn phù hợp vào kết cấu của viên gạch và cấp phối vữa bê tông.

– Kích thước viên gạch lớn hơn nhiều so với gạch nung (gấp từ 2 đến 11 lần thể tích viên gạch nung), cho phép giảm được chi phí nhân công, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các công trình xây dựng. Ngoài ra lượng vữa dùng để xây tường bằng gạch không nung và trát giảm tới 2,5 lần so với gạch đất nung.

– Có thể tiết kiểm được thời gian và tài chính, đơn giản hoá được một số khâu trong quá trình xây dựng. – Nếu có chất độn nhẹ (ví dụ sỏi keramzit, đá basalt nhẹ, than xỉ…) thì trọng lượng viên gạch giảm đáng kể. – Đa dạng chủng loại, màu sắc, kích thước đồng đều và tính thẩm mỹ cao.

Những ưu điểm của việc dùng gạch không nung lát đường so với các phương pháp lát đường hè khác

– Cường độ chịu lực cao

– Giảm thời gian thi công. Đường, hè sau khi lát xong có thể sử dụng được ngay lập tức

– Trong quá trình thi công, gạch lát không nung không cần trát mạch, do vậy tiết kiệm vật liệu, nhân công, giảm thời gian thi công và nhất là có tác dụng thoát nước cho mặt vỉa hè.

– Khi cần thiết có thể dễ dàng thay đổi kiểu dáng và kích thước đường hoặc vỉa hè, trong quá trình sử dụng có thể dễ dàng tháo dỡ các viên gạch lát cũ để thay thế bằng các viên gạch lát mới một cách nhanh chóng

– Hình dáng hình học và màu sắc các viên gạch rất đa dạng để tăng tính thẩm mỹ.

– Do đặc điểm của gạch block là gạch bê tông tự đông cứng nên trong quá trình thi công không phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa.

Những nhược điểm của gạch không nung

– Hiện tượng nứt xảy ra với mật độ khá nhiều do sự giản nở nhiệt

– Giá thành cao. (hiện nay giá thành gạch xi măng cốt liệu rẻ hơn gạch đất xét nung cùng kích cỡ)

– Sử dụng cát làm gạch khiến nhu cầu khai thác cát tăng cao (gạch không nung cỏ thể sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau không nhất thiết phải là cát nên đây không phải là nhược điểm)

-Quy trong quá trình sản xuất và thi công ít ô nhiễm, nhưng sử dụng rất nhiều nguyên liệu thứ phẩm gây ô nhiễm như xi măng, bột nhôm…(Gạch không nung ngày nay được thế giới nhận định là sản phẩm “xanh”. Có thể sử dụng nguồn nguyên liệu phế thải để sản xuất làm giảm ô nhiễm môi trường nên không thể nói là gạch không nung sử dụng nhiều nguyên liệu thứ phẩm gây ô nhiễm môi trường là chưa đúng.)

folder_openTags

Bài viết liên quan

Ưu điểm và hạn chế của gạch đất nung
Gạch xi măng cốt liệu – lựa chọn bền vững cho mọi công trình
Hướng dẫn thi công gạch thông gió chắn mưa chi tiết
Những mẫu gạch mosaic đẹp cho phòng tắm
0