Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng

access_time 6 năm ago
content_copy

Đá tự nhiên là loại vật liệu có độ bền thách thức thời gian và những đặc tính, hình dạng mà không loại vật liệu nhân tạo nào có được. Các loại đá tự nhiên cũng có nhiều ứng dụng hơn so với gạch, gỗ thông thường, đặc biệt, với đặc điểm khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, sử dụng đá tự nhiên trong các công trình xây dựng làm tăng tuổi thọ công trình.

cach-phan-biet-cac-loai-da-tu-nhien-trong-xay-dung-4

1. Các loại đá tự nhiên chính trong thiết kế xây dựng

– Đá tự nhiên: Có sẵn trong tự nhiên

+ Đá cẩm thạch, đá marble (đá biến chất)

+ Đá hoa cương, đá granite (đá magma)

+ Đá trầm tích (đá vôi-travertine)

2. Đặc điểm các loại đá tự nhiên trong thiết kế xây dựng

Đá cẩm thạch, marblecach-phan-biet-cac-loai-da-tu-nhien-trong-xay-dung

+ Cấu tạo: Loại đá này được hình thành nên do chịu ảnh hưởng của nhiệt lưu hoạt động magma và sự vận động kết cấu ở bên trong vỏ trái đất. Do tác động của nhiệt độ cộng với áp lực dẫn đến các thành phần và kết cấu của nham thạch bị thay đổi.

+ Đặc điểm: Đá có khá nhiều màu sắc khác nhau, bên cạnh các sắc màu phổ biến như trắng, trắng xám, đen thì còn có các màu như xám, xám xanh, lục, đỏ, vàng… Bề mặt ngoài của đá có nhiều hoa văn đẹp, tính thẩm mỹ cao như đường, điểm, gợn sóng…

+ Ứng dụng: Nhìn chung, ứng dụng của loại đá này khá phong phú, dù thiết kế nội hay ngoại thất bạn đều có thể sử dụng nó để ốp tường, lát cầu thang, cột, bar, bàn cà phê, bếp, nhà tắm, mặt tiền nhà…

Đá hoa cương, đá granitecach-phan-biet-cac-loai-da-tu-nhien-trong-xay-dung-1

+ Cấu tạo: Loại đá này nằm trong vỏ trái đất hoặc được tạo nên từ quá trình phun ra bề mặt trái đất rồi ngưng tụ thành do quá trình biến chất tiếp xúc nhiệt hay sừng hóa. Đa phần, đá granite đều cấu tạo khối cứng, xù xì hướng tròn cạnh khi bị phong hóa. Phổ biến nhất trong số đó chính là đá hoa cương, bazan, đá núi lửa, đá tuff.

+ Đặc tính: Màu sắc của đá có thể là hồng, xám hay thậm chí là đen, vấn đề này còn tùy thuộc vào thành phần hóa học cũng như khoáng vật cấu tạo nên đá. Với đá hoa cương hay đá magma tính acid phân bổ tương đối rộng rãi. Bề mặt hạt thô đạt mức đá kết tinh, tỷ trọng trung bình của nó là 2.75 g/cm3, độ nhớt ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là ~4.5 • 1019 Pa•s. Hiện nay, thị trường đá hoa cương gồm có 3 loại đó là đá hạt mịn, hạt trung bình và hạt thô.

+ Ứng dụng: Loại đá này được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng, ốp tường, lát sàn nhà nội ngoại thất, các khu tiểu cảnh trang trí, cầu thang, mặt bếp…

Đá trầm tích (đá vôi-travertine)cach-phan-biet-cac-loai-da-tu-nhien-trong-xay-dung-2

+ Cấu tạo: Đá trầm tích đa phần được cấu tạo từ khoáng chất canxit, nó là một trong 3 nhóm chính cấu tạo nên vỏ trái đất và nó chiếm khoảng 75% bề mặt của trái đất, những loại đá được lộ lên trên mặt đất có một phần được biến chất từ đá vôi, kết cấu phần lớn là lớp vân chứa động thực vật hóa thạch.

+ Đặc điểm: Màu sắc của đá khá đa dạng, từ màu tro, xanh nhạt, vàng cho đến hồng sẫm. Đối với màu đen là do nó bị lẫn quá nhiều tạp chất trong đất như bitum, bùn, cát, đất sét… Đá vôi có khối lượng trung bình 2.600 ÷ 2.800 kg/m3, cường độ chịu nén 1.700 ÷ 2.600 kg/cm2, khả năng hút nước 0,2 ÷ 0,5%. Đối với loại đá vôi nhiều silic sẽ có cường độ cao hơn, tuy nhiên nó giòn và cứng hơn, còn đá vôi chứa nhiều sét lại chịu độ bền nước kém.

+ Ứng dụng: Đá vôi thường được làm cốt liệu cho bê tông, rải mặt đường, chế tạo tấm ốp, tấm lát, các cấu kiện kiện kiến trúc, xây dựng, tạo hình điêu khắc tượng, hòn non bộ trang trí…

folder_openTags

Bài viết liên quan

Tạo điểm nhấn độc đáo với gạch thẻ ốp tường: xu hướng mới trong trang trí nội thất
Đá lát sân vườn: các loại đá tốt nhất để tạo nên không gian ngoài trời ấn tượng
Gạch bông men: Sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại
Gạch giả đá nhập khẩu Ấn Độ: Giải pháp hoàn hảo trang trí nội thất sang trọng
0