Cách quản lý chi phí khi xây nhà
Công thức quản lý chi phí xây nhà ?
Lập kế hoạch chi phí: chủ nhà cần có một cái nhìn bao quát về toàn bộ các khoản mục chi phí để hoàn thành căn nhà của mình, từ đó mới có thể dự trù đầy đủ các khoản chi phí mà không bị thiếu sót. Dựa vào các khoản mục chi phí để hoàn thành căn nhà, chủ nhà có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau như tự thực hiện hoặc thực hiện một phần hoặc giao khoán toàn bộ cho các nhà thầu, các đơn vị tư vấn… Ứng với mỗi cách khác nhau sẽ đòi hỏi yêu cầu kiến thức và kỹ năng khác nhau để quản lý chi phí hiệu quả.
Các chủ nhà không rành về xây dựng thường sẽ tìm các đơn vị thân tín để làm nhà cho mình và giao khoán toàn bộ công việc. Đối với những trường hợp này thì việc quản lý chi phí cũng tương đối nhẹ nhàng vì đơn giản chủ nhà chỉ cần tìm những đơn vị thân tín để báo giá công việc trọn gói và chọn ra đơn vị có giá tốt nhất. Lưu ý rằng đối với các hợp đồng trọn gói thì chủ nhà nên yêu cầu nhà thầu đưa ra danh sách công việc chi tiết cũng như chủng loại chất lượng của từng sản phẩm để dễ dàng so sánh và theo dõi trong quá trình thi công.
Nếu chủ nhà muốn tự mình xây nhà thì việc lập kế hoạch chi phí sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Để có thể lập kế hoạch chi phí đòi hỏi chủ nhà phải có bản vẽ thiết kế chi tiết. Dựa trên thiết kế chi tiết, chủ nhà sẽ lập dự toán chi tiết các công việc sẽ thực hiện trong quá trình thi công. Ứng với mỗi công việc sẽ cần một khối lượng vật tư, nhân công và thiết bị thi công nhất định. Khối lượng này chính là cơ sở để dự trù và quản lý chi phí trong quá trình thi công. Nếu muốn thực hiện ước lượng theo phương thức này, chủ nhà nên thuê một bên tư vấn có kinh nghiệm để kết quả ước tính được chính xác.
Thực hiện: Dựa trên kế hoạch đã đề ra, chủ nhà tiến hành thực hiện từng bước theo kế hoạch. Lưu ý trong giai đoạn này, việc giám sát chất lượng công việc thực hiện là rất cần thiết vì nó sẽ quyết định đến chi phí bảo trì cho công trình về sau.
Giám sát: Dựa trên kế hoạch đề ra và kết quả thực hiện công việc theo thời gian, chủ nhà hoàn toàn có thể so sánh để biết được chi phí cho công việc đã thực hiện có tương xứng với kế hoạch đã đề ra hay chưa ? Nếu như chi phí thực hiện đang vượt so với kế hoạch đề ra ban đầu thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các phương án điều chỉnh.
Điều chỉnh: Việc điều chỉnh kế hoạch chi phí sẽ dựa trên kết quả theo dõi tiến trình thực hiện, và sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện đối với các công việc tiếp theo nhằm đảm bảo chi phí thực hiện cho toàn bộ công trình đúng với kế hoạch ban đầu đã đề ra.
Cách ước tính chi phí xây dựng một căn nhà ?
- Liệt kê toàn bộ các khoản mục chi phí để hoàn thành căn nhà.
- Đối với từng khoản mục chi phí, hãy liệt kê số lượng cụ thể của từng công tác, hoặc chủng loại vật tư (chẳng hạn số m2 sàn xây dựng, số thiết bị vệ sinh, số thiết bị điện…)
- Ứng với mỗi công tác hoặc chủng loại vật tư, hãy tham khảo từ 3 – 5 báo giá để có mức giá trung bình.
- Cộng toàn bộ chi phí của các khoản mục.
- Tính thêm 1 khoản chi phí dự phòng bằng 10% tổng chi phí đã cộng ở trên.
Chi phí xây dựng một căn nhà gồm những khoản chi phí nào ?
+ Chi phí thiết kế công trình (khoảng 3% dự toán)
+ Chi phí giám sát thi công (khoảng 3% dự toán)
+ Chi phí quản lý dự án (đối với công trình quy mô lớn khoảng 2,5% dự toán)
+ Chi phí bảo trì, sửa chữa sau bảo hành.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thuê các đơn vị tư vấn để thực hiện công tác thiết kế, giám sát chất lượng cho căn nhà của mình nhằm giảm thiểu các chi phí bảo trì, sửa chữa sau khi hoàn thành công trình. Không ít chủ nhà cho rằng chi phí này thật “lãng phí” vì giả sử căn nhà đầu tư với dự toán khoảng 1 tỷ đồng thì khoảng chi phí tư vấn rơi vào khoảng 60 triệu đồng. Số tiền ấy đủ mua một vài món đồ nội thất sau này, vậy mà tự nhiên mất phí cho tư vấn thì uổng quá. Tuy nhiên, nếu nhìn ở một khía cạnh khác thì chi phí này giống như một khoản phí để bảo hiểm cho công trình được thực hiện vì sau khi thi công xong rồi mà phải tốn tiền để chỉnh sửa hoặc bảo trì vì công trình bị lỗi kỹ thuật thì chi phí lúc này có khi lên đến hàng trăm triệu đồng chứ chẳng chơi. Do đó, việc thuê tư vấn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức và mong muốn của chủ nhà.
Ước tính chi phí xây nhà đúng thì đã đủ chưa ?
Bài viết liên quan
Chi phí sửa chữa nhà trọn gói hết bao nhiêu?
Sau khi sử dụng một thời gian, việc hư hỏng nhà ở về một số hạng mục là điều khó tránh khỏi. Lúc này, chúng ta cần lên kế hoạch để sửa chữa, tái tạo lại công trình và khi đó, bạn phải cần đến các đơn vị sửa chữa nhà trọn gói để đảm
Bảng báo giá xây nhà trọn gói 2023
Bạn đang có ý định xây dựng trọn gói 1 căn nhà, bạn đang tìm hiểu về giá thành xây dựng ngôi nhà cũng như cách thức báo giá xây nhà trọn gói ra sao? Đơn giá xây nhà trọn gói thế nào là hợp lý ? Vật tư xây nhà trọn gói là gì
Kiến Trúc Sư chia sẻ kinh nghiệm làm nhà đẹp bền và rẻ
Ông bà ta thường căn dặn: đời người có 3 việc quan trọng đó là “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Nhiều người vẫn coi thường việc thuê thiết kế nhà trước khi xây vì coi đó là công đoạn tốn kém, không cần thiết. Tuy nhiên, thiết kế nhà lại là khâu quan trọng
7 Lưu ý các gia chủ không nên bỏ qua khi xây nhà mới
Địa khí của ngôi nhà có vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự nghiệp, công danh, sức khoẻ và tài lộc của gia chủ. Nếu như không biết mà xây nhà trên mảnh đất có “xạ khí” tức là tử khí thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy trước khi xây