Trần thạch cao khung chìm là gì? Ưu nhược điểm của trần thạch cao khung chìm

access_time 8 năm ago
content_copy

Nếu muốn thi công trần thạch cao bạn nên biết, trần thạch cao có hai loại: trần thạch cao khung chìm và trần thạch cao khung nổi. Bài viết này Kinh Nghiệm Làm Nhà sẽ chia sẻ đến các bạn trần thạch cao khung chìm là gì? Cấu tạo và ưu nhược điểm của nó.

1: Trần thạch cao khung chìm là gì?

Trần thạch cao khung chìm là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài và được sơn bả matit sau khi công trình hoàn thiện. Với đặc điểm linh hoạt, có thể cắt ghép, uốn cong theo nhiều hình dạng khác nhau, dễ kết hợp với nhiều loại đèn trang trí mang lại cho không gian một vẻ đẹp tinh tế trang nhã, sang trọng và ấn tượng.Trần thạch cao chìm được sử dụng nhiều cho nhà chung cư, căn hộ giúp trang trí trần nhà và có tác dụng cách âm cách nhiệt tốt.

Cấu tạo trần thạch cao khung chìm bao gồm:
  • Thanh chính: là thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo hoặc tăng đơ.
  • Thanh phụ: được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với tấm trần.
  • Thanh viền: Là thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ.
  • Tấm thạch cao: Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần. \
  • Phụ kiện: Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm hoàn chỉnh.

2: Ưu nhược điểm của trần thạch cao khung chìm

Ưu điểm của trần thạch cao khung chìm

+ Dễ dàng thi công, lắp ráp và sửa chữa

+ Thừa kế những tính năng vượt trội của thạch cao như bền chắc, chống thấm, cách nhiệt..

+ Kiểu dáng và màu sắc đa dạng

+ Dễ định hình với nhiều kiểu thiết kế đa dạng, theo nhiều phong cách khác nhau.

+ Giá cả hợp lý

+ Ứng dụng cho các công trình như nhà ở, chung cư, biệt thự, phòng làm việc, khách sạn, nhà hàng…

Nhược điểm của trần thạch cao khung chìm

Một nhược điểm của tất cả các loại trần thạch cao khung chìm là dễ bị rạn nứt sau một thời gian sử dụng. Không phù hợp với những ngôi nhà cấp 4 mái tôn dễ thấm nước, có thể bị nứt sau nhiều năm sử dụng.

Thạch cao là một loại vật liệu bền, trang trí đẹp nhưng nó khá kỵ nước trừ khi bạn sử dụng tấm thạch cao chịu nước chuyên dụng. Chính vì vậy trước khi thi công cần kiểm tra thật kỹ, xử lý dứt điểm các vị trí trên mái có thể gây thấm dột nước xuống trần. Ngoài ra, thạch cao cũng là một loại vật liệu có thể bị co ngót bởi sự thay đổi thời tiết, nên không thể tránh khỏi những vết nứt ở các vị trí trét mastic. Tuy nó chỉ rất nhỏ song cũng làm giảm đi tính thẩm mỹ của trần nhà.

Bạn cũng đừng quá lo lắng về điều này, nếu được thi công bởi những tay nghề dày dạn kinh nghiệm, cẩn thận, trần khung chìm vẫn còn đẹp như mới sau 5 năm.

tat-tat-ve-tran-thach-cao-khung-chim-3

Cấu tạo trần thạch cao chìm

Các bước thi công trần thạch cao khung chìm

– B1: Sử dụng thước đo hồng ngoại để đo độ cao trần, Kiểm tra kỹ càng các thông số đo thực tế và trên bản vẽ để có phương án xử lý cụ thể.

– B2: Đánh dấu vị trí lắp đặt trần. Thông thường, thợ thi công sẽ sử dụng máy bắn cốt, ống nivo, ống bắn mực,.v.v.

– B3: Thợ thi công tiến hành treo nẹp viền tường theo đúng dấu mực bằng đinh thép hoặc vít sao cho cự li cao nhất 0,3m giữa các lỗ đinh.

– B4: Lắp đặt ty treo sao cho một đầu được liên kết vào hệ xương chính, đầu còn lại vít liên kết với trần hoặc mái nhà. Giữa 2 điểm treo cách đều nhau là 1,2m. Trong khi đảm bảo khoảng cách 0,3m cao nhất cho những điểm treo đầu tiên đối với tường nhà.

– B5: Thợ thi công treo xương chính liên kết với ty của điểm treo nhằm tạo ra khung dọc cách nhau 1m.

– B6: Sử dụng bát liên kết để kết nối xương phụ và xương chính tạo khoảng cách 0,4m.

– B7: Thợ thi công quan sát kỹ cân chỉnh sao cho khung xương đều tạo thành mặt bằng sau đó bắt tấm thạch cao vào khung xương phụ bằng đinh vít. Chú ý các mũ vít phải chìm sâu vào mặt tấm đảm bảo độ chắc chắn. Vị trí các vít đều nhau và <=0,2m.

– B8: Cuối cùng, sử dụng bột trét hoặc các vật liệu kết dính chuyên dụng để phủ kín khe nối giữa các tấm thạch cao. Tay nghề của các thợ thi công phải đạt trình độ khá mới đảm bảo mặt trần phẳng hoàn toàn không có vết gợn.

Dưới đây là một số mẫu trần thạch cao khung xương chìm:

tat-tat-ve-tran-thach-cao-khung-chim-2

tat-tat-ve-tran-thach-cao-khung-chim-4

folder_openTags

Bài viết liên quan

Chi phí thiết kế, xây dựng nhà cấp 4 mái Thái hết bao nhiêu?
Cách trang trí phòng thờ chung với phòng khách đẹp hợp phong thủy
Sửa nhà trọn gói và những điều bạn nên biết
Cải tạo nhà trọn gói và những lưu ý đặc biệt dành cho gia chủ
0