Cách tính diện tích xây dựng nhà ở chuẩn đét
Trong xây dựng nhà ở, để biết chúng ta cần có khoản tài chính bao nhiêu, phải chi trả bao nhiêu cho đơn vị thi công trọn gói thì tính toán diện tích xây dựng nhà ở là điều rất quan trọng, giúp bạn chủ động hơn trong kế hoạch hoàn thiện công trình, đồng thời có thể theo dõi, giám sát tiến trình hoạt động của các đơn vị thi công. Vậy đâu là cách tính diện tích xây dựng nhà ở chuẩn đét mà bạn nên tham khảo? Hãy lướt xuống bài viết dưới đây của Kinh nghiệm làm nhà để biết thêm chi tiết nhé!
1. Diện tích xây dựng là gì?
Diện tích xây dựng là thông số được tính toán dựa vào tổng diện tích mảnh đất mà bạn sở hữu, nó được tính theo tỉ lệ mật độ được phép xây dựng công trình. Cơ quan cấp phép sẽ cấp phép xác nhận diện tích được phép xây dựng sau khi chừa phần mật độ xây dựng (phụ thuộc vào yếu tố địa lý mà có thể có nhiều chênh lệch)
Mật độ phần trăm xây dựng tối đa ở dao động từ 50-100%, tỉ lệ nghịch với diện tích lô đất (50 – 500m2)
2. Cách tính diện tích xây dựng nhà ở chuẩn nhất hiện nay
– Hạng mục gia cố trên nền đất yếu:
+ Trong trường hợp gia cố nền móng của công trình thì dựa vào khảo sát thực tế, tùy điều kiện, thực trạng và nền đất khu vực đó mà đưa ra báo giá cụ thể
+ Trong trường hợp gia cố phần nền trệt bằng cách đổ bê tông cốt thép sẽ được tính tương đương với 20% diện tích
– Hoàn thiện phần móng:
+ Móng đơn: đây là loại móng được sử dụng để xây nhà 1 tầng, ưu điểm là chắc chắn, kiên cố, nền đất có độ cứng cao. Thi công móng đơn sẽ được tính tương đương 30% diện tích.
+ Móng bằng: là loại móng được thiết kế dạng dải dài với vai trò chịu lực chính cho công trình. Chúng được tính toán kỹ lưỡng và thi công trên nền đất cứng. Mức chi phí sẽ được tính tương đương 70% diện tích mặt bằng tầng trệt.
+ Móng ép cọc: là loại móng được xây dựng trên nền đất yếu, vị trí không thể áp dụng 2 loại móng trên. Chúng được sử dụng rất phổ biến và khi thi công sẽ được tính tương đương với 50% diện tích tầng trệt.
– Khu vực tầng hầm:
Một số nhà ở, công trình thi công lớn có thêm tầng hầm phục vụ để xe, kinh doanh…vv. Vậy diện tích xây dựng ở khu vực này sẽ được tính toán như thế nào?
+ Với hầm có độ sâu bé hơn 1,3 mét: tương đương 150% diện tích tầng trệt
+ Với hầm có độ sâu bé hơn 1,7 mét: tương đương 170% diện tích tầng trệt
+ Với hầm có độ sâu bé hơn 2 mét: tương đương 200% diện tích tầng trệt
+ Với hầm có độ sâu bé hơn 3 mét: tương đương 250% diện tích tầng trệt
– Khu vực sân:
+ Nếu sân có diện tích bé hơn 15m2, thi công cả tường rào, lát gạch nền, đổ đà kiềng, đổ cột thì được tính tương đương 70% diện tích
+ Nếu sân có diện tích lớn hơn hoặc bằng 15m2 với các hạng mục thi công tương tự thì sẽ được tính 50% diện tích
– Khu vực nhà:
+ Nếu không có mái che nhưng thi công lát gạch nền thì được tính 60% diện tích
+ Nếu có mái che phía trên thì được tính 100% diện tích
+ Với các ô trống trong nhà, nếu diện tích nhỏ hơn 8m2 thì tính sàn bình thường; nếu lớn hơn 8m2 thì tính tương đương 50% diện tích
– Khu vực mái
+ Mái tôn: tính tương đương 30% diện tích mái
+ Mái ngói vì kèo sắt: tính tương đương 70% diện tích mái
+ Mái bê tông dán ngói: tính tương đương 100% diện tích mái
+ Trường hợp đổ bê tông cốt thép, thi công lát gạch: tính tương đương 60% diện tích mái
+ Trường hợp đổ bê tông cốt thép, không lát gạch: tính tương đương 50% diện tích mái
– Diện tích các tầng được tính tổng diện tích sàn + ban công (nếu có)
– Khu vực sân thượng được tính tương đương 50% diện tích sàn.
Như vậy, tổng diện tích xây dựng sẽ bằng: diện tích móng + gia cố móng (nếu có) + diện tích hầm (nếu có) + tổng diện tích các tầng + diện tích sân (nếu có) + diện tích mái + diện tích sân thượng
3. Ví dụ minh họa
Diện tích lô đất là 4×25 =100m2, xây dựng 1 trệt + 2 lầu và tầng tum có mái che. Phần lộ giới 10m. Khu vực ngoại thành.
Cách tính diện tích xây dựng:
Với các thông số trên, chúng ta được phép xây nhà với diện tích 80% diện tích lô đất (80m2). Lộ giới được đua ban công là 0,9 mét.
– Phần móng cọc = (4×20) x 50% = 40m2
– Diện tích tầng trệt = 4 x 20 = 80m2
– Diện tích lầu 1: = (4 x (20 + 0,9)) x 100% = 83,6m2
– Diện tích lầu 2: = (4 x (20 + 0,9)) x 100% = 83,6m2
– Diện tích sân = 4×5 = 20m2
– Tầng tum được phép xây dựng tối đa bằng 30% diện tích mái = 30m2
– Sân thượng khu vực trước – sau: 60m2 x 50% = 30m2
– Mái bê tông cốt thép: 30m2 x 50% = 15%
Vậy theo tính toán trên, tổng diện tích xây dựng sẽ là: 382,2m2
Tổng giá xây dựng nhà : 382,2 m2 x 4.200.000 VNĐ = 1.605.240.000đ (một tỷ sáu trăm linh năm triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng).
>>> Xem thêm: Bí quyết xây nhà trọn gói giá rẻ nhưng chất lượng đỉnh cao
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh nội dung: Cách tính diện tích xây dựng nhà ở chuẩn đét. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trước khi xây dựng nhà ở. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo, đồng hành sát cánh cùng những bài viết của Kinh nghiệm làm nhà! Trân trọng!
KinhNghiemLamNha đề xuất
Đề xuất bởi Kinh Nghiệm Làm Nhà
Bài viết liên quan
Ưu điểm khi lựa chọn biệt thự nhà vườn 1 tầng
Biệt thự vườn 1 tầng là loại hình biệt thự khá đơn giản, chi phí xây dựng thấp, thường được xây dựng trên các lô đất rộng ở ngoại thành hoặc nông thôn. Biệt thự 1 tầng đang được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm trong thẩm mỹ lẫn thi công. 1. Biệt thự nhà
Báo giá xây dựng nhà trọn gói Hà Nội
Khi quan tâm đến dịch vụ xây nhà trọn gói, hẳn các gia chủ ai cũng đều tìm kiếm các báo giá xây dựng nhà trọn gói. Để có những thông tin tham khảo chính xác nhất, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của kinhnghiemlamnha.net.
Mẫu thiết kế xây nhà ống 3 tầng 56m2 đẹp hoàn hảo
Trong trường hợp mặt tiền eo hẹp, mặt bằng có độ sâu và diện tích hạn chế, chỉ khoảng 56m2 thì xây dựng nhà ống 3 tầng sẽ là ưu tiên hàng đầu dành cho bạn. Với lựa chọn này, bạn vừa tận dụng được không gian phía trên của mảnh đất, vừa đáp ứng
Những ưu điểm và hạn chế khi thiết kế thi công nhà trọn gói
Hiện nay, dịch vụ trọn gói vốn rất thịnh hành tại Việt Nam và thiết kế thi công nhà trọn gói cũng ra đời từ xu hướng tân tiến này. Tuy nhiên, bất kể dịch vụ nào cũng sở hữu những điểm cộng và vấn đề bất cập riêng của nó. Vậy đối với thiết