Hướng dẫn các bước thi công giấy dán tường
Dụng cụ
-Giấy dán tường
-Keo sữa và keo bột (25m2/ 2 túi)
– Thước dây, bút chì, dao cắt giấy, kéo
– Cọ lăn, cọ quét, thước thẳng, thang đứng
– Miếng nhựa vuốt, 1 thau nhỏ, khăn sạch
Hướng dẫn thi công
Bước 1: Xử lý tường sạch, khô, phẳng
Tường nhà để dán giấy tốt yêu cầu phải sạch, phẳng và không để các bụi bẩn làm giảm độ bám keo. Nếu tường xấu quá, sẽ bị gồ ghề, võng giấy dán tường. Tường nhà mới xây, vừa lăn sơn xong là dán lý tưởng nhất.
Nhưng cũng có rất nhiều người dán giấy lên tường cũ. Việc thực hiện này phải cẩn trọng hơn chút ít. Nếu là tường quá cũ, cần làm vệ sinh lại, không để nấm mốc, ẩm ướt. Nếu tường có bong, tróc, nứt thì cần phải tít lại tường, làm lại cho phẳng thì tuổi thọ giấy dán được cao hơn (5- 7 năm).
Nhiều người còn để cả lớp giấy cũ dán chồng lên. Theo các chuyên gia thì việc đó không nên. Khi dán chồng đòi hỏi lớp giấy trong phải chắc. Vì nếu bị bong lìa, sẽ làm hư cả lớp giấy mới dán. Việc dán chồng lên lớp giấy cũ này, bạn phải pha keo đậm đặc hơn mới hiệu quả. Vì vậy tốt nhất bạn nên bóc lớp giấy trước ra.
Bước 02: Tháo các vật dụng trên tường
Khi thi công bạn nên tháo các vật dung treo tường có cho dễ tiến hành thao tác. Đối với các đinh tường, các bo góc, cạnh, bạn cần chú ý và đánh dấu số đo để cắt giấy cho vừa khít góc cạnh để không bị lộ. Việc đưa giường, tủ đứng ra xê ra ngoài cũng giúp dán và giấu mép góc tốt hơn.
Bước 3: Kỹ thuật Gia keo đúng các
Có hai loại keo hay sử dụng cho dán tường là keo 315 – hay còn gọi là keo sữa và keo bột. Keo sữa có tác dụng chống nấm mốc còn keo bột chống ẩm cho tường. Khi trộn hai loại keo này, các bạn nên chờ 5 phút để cho keo nở và tan đều.
Nếu pha riêng keo sữa : 1 kg có thể pha cùng 02 lít nước. Nhưng cách pha keo cẩn thận nhất là đổ 01 kg keo vào 01 lít nước vào quấy đều cho khỏi vón cục. Sau đó pha thêm 01 lít nước nữa.
Việc pha riêng keo bột: Sẽ cầu kỳ hơn. Mỗi bịch keo có thể pha với 05 lít nước. Nhưng ban đầu, bạn phải đổ 1/3 lượng nước và quấy đều tay tạo thành vòng xoắn nước chống vón cục. Khi keo đã tan đều, bạn mới pha thêm lượng nước cho vừa đủ độ chuẩn mới dán hồ
Khi gia keo, bạn nên chú ý để riêng một ít keo đặc để chít góc, gia cố các mép giấy ở khâu cuối cùng.
Bước 04: Làm giấy cho chuẩn
Lấy số đo: Là công đoạn đầu tiên trước khi dán giấy dán tường. Bạn cần phải đo tường để biết thông số chuẩn theo chiều cao mà cắt giấy cho đồng đều. Ngoài ra, bạn cần đo chiều dài, chiều cao cửa sổ, các góc cạnh để tính toán làm chuẩn xác và đỡ tốn giấy.
Canh hoa văn: Có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo nên sự đồng đều của cả ngôi nhà. Nó đòi hỏi không chỉ đúng số đo mà tạo nên các mảng ghép và độ đồng đều, chuẩn xác tuyệt đối cho các hoa văn khi ghép.
Cắt và dán: Là công đoạn cuối khi đã thực hiện hết các bước trên. Lúc này, bạn chỉ việc cắt giấy thành từng tấm cho đồng đều và dán lên các bức tường cho chính xác
Bước 05: Xử lý giấy
Có 02 cách dán tường và tạo nên 02 cách xử lý lệch nhau đôi chút.
Cách thứ nhất: Nhúng nước mặt sau, để cho ráo nước, giấy mềm lại và có độ ẩm đều, tránh tình trạng rộp, võng khi dán. Khi đó, bạn chỉ cần lăn keo lên tường và rồi dán giấy.
Cách thứ hai: Lăn keo trực tiếp lên mặt sau của giấy, sau đó thêm lớp keo tường. Đây là cách dán keo hai 2 lớp, có độ chắc chắn hơn. Nhưng ngược lại, bạn cũng tốn keo để làm ướt tất cả giấy và tường. Đồng thời, việc tiến hành phải đồng đều và nhanh để keo không bị khô.
Bước 06: Tiến hành dán giấy và canh hoa văn của Giấy dán tường
Trước khi dán, bạn cần căn tim cho thật đúng và vuông vức. Vì nếu lệch tờ giấy đầu sẽ ảnh hưởng đến các tờ giấy dán tường sau. Thông thường, người ta hay căn tim chuẩn theo cửa phòng.
Việc lựa chọn điểm khởi đầu cũng rất quan trọng. Vì nó cũng là điểm kết thúc của vòng tường nhà hay căn phòng. Mà giữa hai điểm này thường có đọ chênh về hoa văn, dễ bị lộ mép dán.
Khi dán, bạn cần chú ý căn hoa văn, nối lại cho thật chuẩn và đồng đều. Khi dán giấy, bạn dùng một bàn gạt giấy chất liệu bằng mi-ca gạt từ trên xuống dưới, gạt cho hết bong bóng bên trong.
Khi dán xong các tấm cơ bản, bạn dùng thước, bàn gạt căn thẳng chỉ rồi dùng dao sắc dọc giấy cho phẳng các cạnh.
Bước 07: Chỉnh sửa mí và góc
Khi dán xong, bạn còn phải xử lý các mép nối. Tốt nhất, bạn cần thêm keo đậm đặc các mép giấy này để tránh tình trạng một thời gian sẽ bị bong tróc.
Đồng thời, gia cố thêm các góc tờ giấy vì đây là tuyến phòng thủ yếu nhất, dễ bong, ra trước tác động của gió, lực hút trái đất và các tác động mạnh. Lúc này, phần keo đặc để dành lại từ lúc pha keo sẽ dùng để gia cố cho các phần nhạy cản này.
Bạn cũng cần để mắt đến các góc, cạnh nhô ra của tường và các điểm cắt ghép theo hình của vật chiếm chỗ cố định của tường. Nếu không chú ý, các vị trí này dễ bị bong ra hơn so với các vùng khác.
KinhNghiemLamNha đề xuất
Đề xuất bởi Kinh Nghiệm Làm Nhà
Bài viết liên quan
Chi phí thiết kế, xây dựng nhà cấp 4 mái Thái hết bao nhiêu?
Thiết kế mái thái trong nhà ở dân dụng không quá xa lạ đối với người Việt mà ngày càng nó càng được chuộng nên khi nhen nhóm mong muốn xây một không gian sống khang trang, ai cũng tự đặt một câu hỏi rằng: Chi phí thiết kế, xây dựng nhà cấp 4 mái
Cách trang trí phòng thờ chung với phòng khách đẹp hợp phong thủy
Tìm kiếm các cách trang trí phòng thờ chung với phòng khách đẹp là điều nhiều gia chủ thời hiện đại quan tâm. Việc bài trí sao cho vừa đẹp, vừa hợp phong thủy, vừa đảm bảo được sự tôn nghiêm là điều quan trọng. Vì vậy, nếu bạn chưa có ý tưởng sắp xếp,
Sửa nhà trọn gói và những điều bạn nên biết
Trong quá trình sử dụng, nếu nhà ở có dấu hiệu xuống cấp, xập xệ thì việc lên kế hoạch sửa chữa nhà là điều tất lẽ dĩ ngẫu. Tuy nhiên ngày nay, thay vì tôn tạo một cách rời rạc, mang ý chủ quan của gia chủ thì nhiều gia đình đã tìm đến
Cải tạo nhà trọn gói và những lưu ý đặc biệt dành cho gia chủ
Mục đích của việc cải tạo nhà ở là sửa chữa hoặc làm mới nhằm đám ứng sở thích, nhu cầu sử dụng của gia chủ. Đây là việc làm có nét tương đồng với xây nhà nhưng khó hơn vì phải dựa vào khuôn có sẵn và thay đổi theo mong muôn mới. Vậy