Tư vấn thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Một số gia đình có mặt sàn rộng thường đặt trụ sở công ty do thành viên quản lý ngay tại ngôi nhà của mình. Một số khác có định hướng cho thuê mặt bằng nên đã lên ý tưởng thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng. Vậy trong xây dựng, nhà ở kết hợp văn phòng có điểm gì khác biệt so với nhà ở thông thường và chúng ta cần lưu ý những gì cho công trình đặc thù này? Hãy lướt xuống bài viết dưới đây của Kinh nghiệm làm nhà để biết thêm chi tiết nhé!

Một mẫu nhà kết hợp văn phòng đậm chất thiên nhiên
Tóm tắt nội dung
- 1. Luôn có tầng hầm/tầng trệt để làm nơi gửi xe
- 2. Bố trí khu vực văn phòng phía dưới, khu vực sinh hoạt (nhà ở) phía trên.
- 3. Xây dựng cầu thang máy kết hợp cầu thang bộ
- 4. Lưu ý đến hệ thống lưu thông gió và cây xanh
- 5. Thiết kế nguồn điện công suất lớn, an toàn
- 6. Xây dựng theo phong cách hiện đại, sơn màu nội ngoại thất nền nã
1. Luôn có tầng hầm/tầng trệt để làm nơi gửi xe
Khi bạn xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng cũng có nghĩa là số lượng người ra vào có thể lên tới vài chục đến hàng trăm người mỗi ngày và có nơi để lưu giữ, bảo quản phương tiện cho người qua lại là điều bắt buộc. Tùy vào nhu cầu và sở thích, bạn có thể thiết kế nơi để xe là tầng hầm hoặc tầng trệt và đừng quên chú trọng đến độ thoáng gió cũng như công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực này để đảm bảo độ an toàn cho cả công trình.
2. Bố trí khu vực văn phòng phía dưới, khu vực sinh hoạt (nhà ở) phía trên.
Đây là nguyên tắc bắt buộc trong việc xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng. Thông thường, các văn phòng cho thuê được bố trí ở tầng 1-2-3-4, khu vực mà các nhân viên cũng như quan khách có thể dễ dàng lên xuống, đi lại. Ngược lại, khu vực sinh hoạt của gia đình thì nên bố trí ở những tầng cao, nơi đòi hỏi sự yên tĩnh và đặc tính riêng tư cần có. Thêm nữa, việc di chuyển của các thành viên gia đình khi lên xuống thường mang tính chất cá nhân và ít gây ảnh hưởng đến các văn phòng phía dưới. Chính sự bố trí hợp lý này đã làm cân bằng những yếu tố cần và đủ của không gian tích hợp cùng lúc hai chức năng: văn phòng làm việc và nhà ở.
3. Xây dựng cầu thang máy kết hợp cầu thang bộ
Việc xây dựng cầu thang máy kết hợp cầu thang bộ trong nhà ở kết hợp văn phòng không chỉ đem đến sự tiện lợi, giảm thiểu sức người khi cần thiết mà còn làm tăng cơ hội lựa chọn cách thức di chuyển của mỗi cá nhân đồng thời mở ra “cánh cửa” thoát hiểm trong những trường hợp xấu. Thông thường, cầu thang máy được bố trí song song với cầu thang bộ và nằm ở khu vực góc khuất của ngôi nhà nhằm tận dụng không gian của mặt sàn đồng thời đảm bảo độ thông thoáng. Với cầu thang máy, bạn nên lựa chọn loại có trọng tải khoảng 1 tấn với sức chứa tương đương với khoảng 15 – 20 người.
4. Lưu ý đến hệ thống lưu thông gió và cây xanh

Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng là một trong những xu hướng hiện nay
Vì công trình có tần suất hoạt động cao, lưu lượng người ra vào và số lượng người có mặt thường xuyên là khá lớn nên khi thiết kế, bạn cần đặc biệt lưu ý đến hệ thống lưu thông gió để giảm thiểu sự ngột ngạt hoặc bế tắc mùi. Thông thường, cửa đón gió vào phải có diện tích lớn hơn cửa thoát gió và nếu như cửa thoát gió nằm ở phía trên thì cửa đón gió phải nằm phía dưới, sát chân tường để khi không khí lưu thông, chúng ta cảm nhận được sự thoáng mát. Ngoài ra, vì đây là môi trường văn phòng nên việc xuất hiện mùi thức ăn là điều tối kị, chính vì vậy trong sinh hoạt bếp núc hằng ngày của gia đình, luôn đảm bảo bật chế độ hút và khử mùi, đảm bảo nhà cửa luôn thông thoáng, không ám mùi, gây ảnh hưởng đến công việc của văn phòng bên dưới.
Bên cạnh đó, để tăng thêm nguồn khí có lợi và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn, đừng bỏ qua việc bố trí cây xanh ở ban công cho công trình của bạn.
5. Thiết kế nguồn điện công suất lớn, an toàn
Khi có thêm văn phòng làm việc thì công suất sử dụng điện hằng tháng của nhà ở thường ở mức tương đối lớn. Nếu sử dụng vượt quá công năng cho phép sẽ dẫn đến việc nhảy aptomat liên tục, gây ảnh hưởng đến công việc của khu vực văn phòng hoặc điện quá yếu, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy khi thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng, bạn cần sự tư vấn của các chuyên gia để đảm bảo đo lường lượng điện năng sử dụng phù hợp và xây dựng một hệ thống điện có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu, đồng thời đảm bảo sự an toàn tuyệt đối nhằm đảm bảo nguy cơ chập điện hay cháy nổ xảy ra.
6. Xây dựng theo phong cách hiện đại, sơn màu nội ngoại thất nền nã
Nếu xây dựng nhà ở chỉ phục vụ cho gia đình thì bạn có thể lựa chọn theo nhiều phong cách thiết kế khác nhau, tuy nhiên nếu sử dụng làm văn phòng cho thuê hoặc làm văn phòng cho công ty gia đình thì phong cách hiện đại, tinh giản mà vẫn đẹp thanh lịch là lựa chọn số 1 bởi nó phù hợp với nhiều văn phòng khác nhau, nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Tương tự thế, để đảm bảo phù hợp với mỹ quan của nhiều người, nhiều doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn màu sơn nội ngoại thất nhã nhặn như xanh pastel, kem sáng, trắng, đen, vàng kem… Đây là những màu sắc dễ phối đồ nội thất văn phòng, lại tạo cảm giác dịu mắt nên có thể làm hài lòng được nhiều người và làm tăng cơ hội lựa chọn của các doanh nghiệp dành cho công trình của gia đình bạn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tư vấn thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng. Mong rằng với những phân tích chi tiết này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm khi xây dựng công trình. Sau cùng, chúc bạn thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trọng!
KinhNghiemLamNha đề xuất
Đề xuất bởi Kinh Nghiệm Làm Nhà
Bài viết liên quan
Những ưu điểm và hạn chế khi thiết kế thi công nhà trọn gói
Hiện nay, dịch vụ trọn gói vốn rất thịnh hành tại Việt Nam và thiết kế thi công nhà trọn gói cũng ra đời từ xu hướng tân tiến này. Tuy nhiên, bất kể dịch vụ nào cũng sở hữu những điểm cộng và vấn đề bất cập riêng của nó. Vậy đối với thiết
Gợi ý những mẫu nhà 2 tầng đẹp giá 700 triệu không chê vào đâu được
Với kinh phí khoảng 700 triệu, chúng ta có thể xây được nhà cấp 4 mái Thái, mái lệch, mái Nhật, mái bằng…. hoặc nhà hiện đại 2 tầng. Trong đó, nhà 2 tầng là lựa chọn tối ưu nhất giúp tăng không gian và diện tích sử dụng đồng thời đặc biệt phù hợp
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền công xây dựng 1m2
Trong xây dựng và hoàn thiện nhà ở, chi phí là phương diện được gia chủ quan tâm hàng đầu. Thực tế cho thấy quy mô nhà ở ra sao, diện tích, thiết kế như thế nào đều phụ thuộc rất nhiều vào tài chính của mỗi gia đình. Trong đó, tiền công xây dựng
Xây nhà cấp 4 khoảng 150 triệu: Hoàn toàn có thể!
Trong điều kiện hiện nay, khi giá vật liệu và nhân công ngày một tăng thì chi phí xây dựng nhà ở cũng càng ngày càng có nhiều lạm phát. Chính vì lý do này mà đa số chúng ta cho rằng việc xây nhà cấp 4 khoảng 150 triệu là điều không khả thi.