Lý giải phong tục cúng động thổ của người Việt

access_time 7 năm ago
content_copy

Người Việt ta thường quan niệm rằng nơi ở, cửa hàng, công ty làm việc… đều có công thần. Có nghĩa là những nơi này đều có thần đất cai quản. Vì vậy khi làm một việc gì liên quan đến đào móng xây nhà, sửa chữa nhà cửa, thi công công trình nào đó việc đầu tiên là tổ chức cúng động thổ. Việc làm này thể hiện lòng thành đối với thần linh ngự trên mảnh đất. Và cầu cho mọi sự tốt lành thi công được thuận tiện may mắn.

ly-giai-phong-tuc-cung-dong-tho-cua-nguoi-viet-1

Vì thế lễ cúng động thổ là sự trình báo về việc sắp phải xây cất công trình bên trên khu đất đó và mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi! Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một tuyên bố cùng các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình.

Ý nghĩa của việc cúng động thổ

ly-giai-phong-tuc-cung-dong-tho-cua-nguoi-viet-2

Để cho những người sống và làm việc trong ngôi nhà mới xây dựng được khỏe mạnh gặp nhiều may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ các quy định về mặt phong thủy. Chọn ngày (hoàng đạo, sinh khí lộc mã, giải thần…), tránh ngày xấu (ngày hắc đạo, sát chủ, thổ cấm, trùng tang…). Và phải chọn giờ hoàng đạo để làm lễ động thổ để xin làm nhà trên mảnh đất đó.

Xây dựng nhà cửa là việc quan trọng đối với mỗi con người. Ngôi nhà hợp với tuổi của gia chủ sẽ có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như thuận lợi trong công việc. Trong  trường hợp người làm nhà muốn xây nhà nhưng không hợp tuổi, có thể mượn tuổi của người khác trong dòng họ: anh, em, cha, mẹ,…đứng ra động thổ xây nhà. Trong lúc làm lễ động thổ, gia chủ nên tránh mặt. Nếu có đổ mái tầng 1, tầng 2,.. cất nóc, thì người được mượn tuổi vẫn tiếp tục đứng dân hương, khấn lễ, gia chủ cũng phải tránh mặt lúc làm lễ.

Sắm lễ vật cúng động thổ.

Khi làm lễ cúng động thổ, gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm: 1 bộ tam sên đã luộc (3 con tôm/1 con cua, 1 miếng thịt, 1 quả trứng), 1 con gà (heo quay con tùy điều kiện gia chủ), xôi, chè, muối gạo, trà rượu nước, giấy cúng  (giấy thổ thần đất đai, tiền vàng, có thể có thêm quần áo, mũ hài, ngựa ngủ sắc,…), hoa quả, trầu cau… Mỗi vùng miền, cũng như sự tin tưởng của mọi người mà có cách cúng động thổ khác nhau nhưng đều bắt buộc phải có những lễ vật cơ bản: con gà, hoa quả, giấy cúng, nhang đèn.

Chuẩn bị lễ cúng

Gia chủ sắp đồ lễ cúng lên 1 cái bàn hoặc mâm nhỏ để giữa khu đất sẽ đào móng. Các vật phẩm trên bàn sắp theo quy luật “Đông bình Tây quả” nghĩa là hoa đặt bên phía tay phải, trái cây đặt bên trái. Gia chủ vái tám hướng rồi quay về bàn lễ vật khấn. Tiếp theo là nhà thầu cũng thắp nhang và khấn giống như gia chủ, bên cạnh đó khấn thêm tổ nghề xây dựng cầu mong cho việc xây dựng tiến hành suôn sẻ.

 

 

 

Bài viết liên quan

Chọn màu sắc thiết kế nội thất chung cư cho gia chủ mệnh Mộc
Cách tính tuổi làm nhà năm 2023
Các vị trí đặt tủ sắt quần áo hợp phong thủy
Phong tục tết cổ truyền Việt Nam
0